S˜ PHÁT TRI˚N C˛A H˝P TÁC Xà VÀ VAI TRÒ C˛A H˝P TÁC XÃ ĐˆI ... · đóng góp tích...

104
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI

Transcript of S˜ PHÁT TRI˚N C˛A H˝P TÁC Xà VÀ VAI TRÒ C˛A H˝P TÁC XÃ ĐˆI ... · đóng góp tích...

SỰ PH

ÁT TRIỂN CỦ

A H

ỢP TÁC XÃ

VÀ VA

I TRÒ CỦ

A H

ỢP TÁC XÃ

ĐỐ

I VỚI A

N SIN

H XÃ

HỘ

I

1

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ

ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI

2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘIBáo cáo nghiên cứu RS - 04Bản quyền © 2012 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP là vi phạm bản quyền.

3

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃVÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ

ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI

4

5

LỜI GIỚI THIỆU

Một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững cần nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố đặc biệt quan trọng là cá nhân, hộ gia đình trong xã hội cần được tổ chức trong các Hợp tác xã (HTX), tổ chức kinh tế tự giác, tự quản, bình đẳng, dân chủ cùng giúp đỡ nhau cải thiện mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên nói riêng và cả cộng đồng nói chung, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam đã không ngừng phát triển qua các thời kỳ từ kế hoạch hóa tập trung đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy sự cần thiết và vai trò của HTX ở Việt Nam hiện nay.

Khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, ngoài vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, HTX còn có ý nghĩa về đáp ứng các nhu cầu về văn hóa - xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương trợ. Chính sự đa dạng về vai trò của HTX đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về khu vực này. HTX theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh xã hội và cộng đồng, trong khi Luật HTX năm 2003 nhấn mạnh nhiều hơn đến khía cạnh kinh tế và pháp lý. Cũng theo ILO, HTX là tổ chức của các cá nhân, trong khi Luật HTX năm 2003 quy định HTX là tổ chức của cả cá nhân lẫn pháp nhân. Những khác biệt trong quan niệm về bản chất HTX ở trên có thể dẫn đến những đánh giá khác nhau về vai trò của HTX đối với an sinh xã hội (ASXH), đặc biệt là đối với xã viên và chính sách phát triển HTX. Nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, HTX có thể được phát triển theo thiên hướng doanh nghiệp, vai trò của HTX đối với ASXH tương tự đối với các loại hình doanh nghiệp khác, theo đó, một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên

6

không cần thiết. Ngược lại, nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX sẽ được phát triển theo hướng một tổ chức kinh tế - xã hội, vai trò của HTX đối với ASXH sẽ có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp, theo đó, một chính sách riêng đối với phát triển HTX là rất cần thiết.

Vì vậy, việc làm rõ bản chất HTX và vai trò của HTX đối với ASXH trở nên rất quan trọng, từ đó có những chính sách phát triển HTX thích hợp phù hợp với đặc thù Việt Nam, cụ thể là phục vụ yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật HTX. Với mục tiêu trên, nghiên cứu này sẽ đánh giá lại tình hình phát triển và thực trạng tổ chức - quản lý HTX, làm rõ bản chất và các xu hướng phát triển mới của HTX, phân tích vai trò của HTX đối với ASXH, đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của HTX hiện nay, đề xuất các hàm ý chính sách phát triển HTX trong thời gian tới. Nghiên cứu này là một sự đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể, về HTX, góp phần làm rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, về phát triển HTX, một tổ chức mang lại lợi ích thiết thực, đóng góp tích cực, hiệu quả cho phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là nghiên cứu trong chuỗi những nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô đang được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do UNDP tài trợ. Báo cáo nghiên cứu do nhóm tác giả của trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Mọi nhận định, phân tích, đánh giá trong báo cáo này thể hiện quan điểm độc lập của nhóm tác giả và không phản ánh quan điểm của Ủy ban Kinh tế cũng như của Ban Quản lý Dự án.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị độc giả.

TS.NguyễnVănGiàu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

7

Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án:Nguyễn Văn Giàu

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Giám đốc Dự án:Nguyễn Văn Phúc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Phó Giám đốc Dự án:Nguyễn Minh Sơn

Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội

Quản đốc Dự án:Nguyễn Trí Dũng

Nhóm tác giả:TS. Nguyễn Minh Ngọc (chủ biên)

PGS.TS. Lê Quốc HộiTh.S. Lê Tất Phương

PGS.TS. Phạm Ngọc LinhTS. Vũ Minh Loan

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách Kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).

Các tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đối với các ông Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn Phúc, Mai Xuân Hùng, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Trí Dũng, Tô Trung Thành, Đặng Kim Sơn, Chu Tiến Quang, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn vì những ý kiến đóng góp và sự ủng hộ của họ.

8

9

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 13

DANH MỤC ĐỒ THỊ 13

DANH MỤC BẢNG 13

TÓM TẮT 15

LỜI NÓI ĐẦU 19

KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã 23

Đặc trưng của HTX 24

AN SINH XÃ HỘI

Khái niệm ASXH 26

Cấu trúc hệ thống ASXH 29

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM

Sự phát triển của tổ hợp tác 31

Sự phát triển của HTX ở Việt Nam 33

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986 35

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996 37

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003 38

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 2004 đến nay 40

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ

Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX 42

Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX 44

Tác động của chính sách phát triển HTX 46

10

THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX

Quy mô giá trị gia tăng 51

Quy mô xã viên 52

Quy mô vốn 54

Hiệu quả sản xuất kinh doanh 55

Thu nhập bình quân đầu người 56

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Ở CÁC HTX

Mục tiêu hoạt động của HTX ở nước ta hiện nay 58

Thực trạng liên kết sức mạnh của HTX 60

Thực trạng thực hiện các nguyên tắc tổ chức và quản lý của HTX 62

Mức độ hài lòng của xã viên HTX 64

VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI

Vai trò của HTX đối với việc bảo đảm mức sống tối thiểu 65

Vai trò của HTX trong việc cải thiện thị trường lao động 70

Vai trò của HTX trong việc thực thi các chính sách bảo hiểm 72

Vai trò của HTX trong việc thực thi chính sách ưu đãi xã hội 73

Vai trò của HTX trong việc thực hiện trợ giúp xã hội 76

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ HIỆN NAY

Xu hướng gắn kinh tế gia đình với kinh tế HTX 77

Xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng 81

Xu hướng doanh nghiệp hóa HTX 83

TƯƠNG LAI HỢP TÁC XÃ TỪ Ý KIẾN XÃ VIÊN

Mục tiêu hoạt động của HTX 84

Yêu cầu cơ bản đối với xã viên 85

Vai trò của HTX đối với ASXH trong tương lai 86

11

KẾT LUẬN

Về quá trình phát triển của HTX 88

Về tác động của cơ chế, luật pháp và chính sách đến sự phát triển của HTX 89

Về quy mô, đóng góp, và hiệu quả của HTX 90

Về mục tiêu, tổ chức và hoạt động của HTX 90

Về vai trò của HTX đối với ASXH 92

Về xu hướng phát triển của HTX 93

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Khái niệm và bản chất HTX, liên hiệp HTX 93

Phát triển HTX là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển 94

Phát triển HTX đòi hỏi sự trợ giúp đặc biệt từ Nhà nước 94

Phát triển HTX cần gắn với việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa/dịch vụcủa xã viên và tạo công ăn việc làm cho người lao động 94

HTX cần được coi là công cụ quan trọng đảm bảo ASXH và phát triển cộng đồng hơn là một khu vực quan trọng của nền kinh tế 95

HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy phát triểnkinh tế hộ gia đình và không đề cao lợi nhuận 95

Pháp luật và các chính sách phát triển HTX cần hướng tới việc bảo đảm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của HTX 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC: ĐẶC ĐIỂM MẪU THĂM DÒ 100

12

13

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEANASXH An sinh xã hộiBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếĐBSCL Đồng bằng sông Cửu LongGDP Tổng sản phẩm quốc nộiHTX Hợp tác xãILO Tổ chức Lao động Quốc tếTCTK Tổng cục Thống kêUBND Ủy ban Nhân dânWTO Tổ chức Thương mại Thế giớiXHCN Xã hội Chủ nghĩa

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác giai đoạn 2000-2010 32

Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động 32

Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ 34

Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động 35

Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX 51

Đồ thị 6. Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX 53

Đồ thị 7. Quy mô vốn bình quân HTX năm 2007 54

Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX 55

Đồ thị 9. Thu nhập bình quân lao động/năm 57

14

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Số liệu HTX phân theo lĩnh vực giai đoạn 2005-2010 41

Bảng 2. Lợi ích của HTX đối với xã viên 59

Bảng 3. Vai trò của HTX đối với tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên 60

Bảng 4. Năng lực hợp tác của các HTX 61

Bảng 5. Nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng 62

Bảng 6. Nguyên tắc dân chủ 63

Bảng 7. Nguyên tắc minh bạch 63

Bảng 8. Sự hài lòng của xã viên đối với HTX 64

Bảng 9. Thu nhập và vai trò của HTX trong việc tạo thu nhập cho xã viên 66

Bảng 10. Tính thường xuyên và tính ổn định của thu nhập 66

Bảng 11. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên 67

Bảng 12. Tính thường xuyên và tính ổn định trong sử dụng hàng hóa/dịch vụ của HTX 68

Bảng 13. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm cho các hộ xã viên 71

Bảng 14. Vai trò của HTX trong việc tạo công ăn việc làm thường xuyên 71

Bảng 15. Vai trò của HTX đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho xã viên 73

Bảng 16. Tỷ lệ xã viên được hưởng ưu đãi xã hội từ hoặc thông qua 74

Bảng 17. Tỷ lệ xã viên được hưởng trợ cấp từ hoặc thông qua HTX 77

Bảng 18. Tác động của lợi ích nâng cao năng lực sinh kế của HTX 78

Bảng 19. Tác động của lợi ích tiết kiệm chi phí của HTX 79

Bảng 20. Tác động của lợi ích cơ hội của HTX 80Bảng 21. Ý kiến xã viên về mục tiêu phát triển HTX trong tương lai 84Bảng 22. Điều kiện quan trọng nhất để trở thành xã viên 85Bảng 23. Yếu tố quan trọng nhất quyết định bãi miễn tư cách xã viên 85Bảng 24. Những điều HTX có nên thực hiện 86

15

h

TÓM TẮT

Sự hưng thịnh (1955-1986), suy thoái (1986-2003) và phục hưng (2004-2010) của hợp tác xã (HTX) phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển cũng như tính tất yếu khách quan của việc phát triển HTX trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Hiện có ba xu hướng quan trọng trong sự phát triển của HTX: (i) xu hướng phát triển HTX theo hướng gắn liền với kinh tế hộ; (ii) xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng; và (iii) xu hướng doanh nghiệp hóa HTX.

Cơ chế kinh tế và pháp luật về HTX được coi là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX và các xu hướng phát triển của HTX. Sau năm 1986, cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế, sự ra đời của Luật HTX năm 1996 đã góp phần làm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch đi vào cuộc sống HTX ngày càng thực chất hơn, tuy nhiên nó cũng góp phần tạo ra sự suy thoái của các HTX có tính hình thức được lập trước năm 1986.

Theo Luật HTX năm 2003, ngoài các cá nhân và hộ gia đình, các pháp nhân cũng được quyền tham gia HTX. Sự tham gia của các cá nhân vào HTX một mặt đã thúc đẩy sự phát triển của HTX, mặt khác điều này cũng góp phần tạo ra xu thế doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Các chính sách của Nhà nước về HTX chỉ tác động tương đối khiêm tốn đến sự phát triển của HTX do nhận thức về bản chất của HTX chưa thực sự nhất quán với thực tiễn HTX ở các cơ quan liên quan.

Quy mô giá trị gia tăng tương đối thấp và xu hướng giảm dần về mức độ đóng góp vào GDP của khu vực HTX ở nước ta phản ánh

16

sự tụt hậu của khu vực HTX với các khu vực kinh tế khác. Quy mô vốn nhỏ và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp làm cho các HTX khó tồn tại nếu chỉ lấy lợi nhuận làm mục đích hoạt động.

Trái ngược với những yếu kém ở trên, quy mô xã viên HTX đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Lý do cơ bản của hiện tượng này là HTX có thể giúp người lao động có khó khăn về kinh tế, đáp ứng được các nhu cầu của họ bằng các hàng hóa/dịch vụ giá thấp hoặc tạo công ăn việc làm cho họ. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân lao động tương đối thấp, HTX vì vậy chỉ có thể tạo ra thu nhập tối thiểu chứ khó có thể giúp người lao động giàu lên.

Không có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế (GDP), HTX có những đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm ASXH cho một bộ phận dân cư. Thu nhập từ HTX là một phần quan trọng trong thu nhập của một bộ phận xã viên. HTX đang tạo ra công ăn việc làm ổn định cho những người ít có cơ hội tham gia thị trường lao động. HTX có nhiều tiềm năng để giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. HTX có thể thực hiện một phần chính sách ưu đãi xã hội dưới các hình thức có tính cộng đồng cao. Ngoài ra, HTX còn có khả năng thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội mà các tổ chức khác không thực hiện được.

Vì những lý do trên, trong chính sách phát triển, không nên coi HTX là một tổ chức kinh tế thuần túy, mà cần coi HTX là một tổ chức kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hóa và xã hội của một bộ phận dân cư (chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn).

HTX cần được coi là tổ chức bảo đảm ASXH cho người nghèo. HTX có thể thực hiện rất tốt vai trò bảo đảm mức sống tối thiểu, tạo công ăn việc làm, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Ngoài ra, trong tương lai HTX có thể giúp xã viên tiếp cận bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Yêu cầu thực tế chỉ ra rằng HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và đáp ứng nhu cầu văn

17

hóa - xã hội của xã viên. Với những lý do này, khoản thuế thu nhập (đáng lẽ phải đóng cho Nhà nước) nên được trích lại cho HTX để lập quỹ phát triển cộng đồng.

HTX cần được phát triển theo mô hình HTX phục vụ xã viên và mô hình HTX lao động hơn là HTX hoạt động vì lợi nhuận. Các HTX hoạt động ngược với hai mô hình trên cần được chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp. Trong quá trình thành lập HTX mới, tiêu chí nhu cầu chung của xã viên cần được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc thẩm định hồ sơ thành lập HTX.

Để bảo đảm bản chất HTX không bị đảo lộn và phát huy vai trò của HTX đối với ASXH, các pháp nhân chỉ được tham gia một cách hạn chế vào HTX. Luật HTX nên có những quy định cụ thể hơn về vai trò của pháp nhân, mức đóng góp vốn tối đa của pháp nhân. Phần đóng góp vốn của pháp nhân vượt mức vốn tối đa cần được coi là khoản cho vay hơn là vốn chủ sở hữu.

18

19

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế hợp tác, mà phổ biến nhất là hình thức hợp tác xã (HTX), đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, HTX còn có thể đáp ứng được các nhu cầu về văn hóa - xã hội của xã viên và cộng đồng theo nguyên tắc tương trợ mà các tổ chức kinh tế khác khó thực hiện được. Sự đa dạng về vai trò của HTX đã dẫn đến những xu hướng và quan điểm khác nhau về HTX và vai trò của HTX.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), HTX là liên hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ. Theo Luật HTX 2003 của Việt Nam, HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, HTX theo định nghĩa của ILO chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh xã hội và cộng đồng, trong khi đó HTX theo định nghĩa của Luật HTX 2003, lại chú trọng hơn đến khía cạnh kinh tế và pháp lý. Theo ILO, HTX là tổ chức của các cá nhân, trong khi đó theo Luật HTX năm 2003 thì HTX là tổ chức của cả cá nhân lẫn pháp nhân.

Những khác biệt trong quan niệm về bản chất HTX ở trên có thể dẫn đến những đánh giá khác nhau về vai trò của HTX đối với an sinh

20

xã hội (ASXH), đặc biệt là đối với xã viên và chính sách phát triển HTX. Ví dụ, nếu nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, HTX có thể được phát triển theo thiên hướng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, vai trò của HTX đối với ASXH ít có sự khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn nói là kém hơn. Vì vậy, một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX sẽ được phát triển theo thiên hướng là một tổ chức kinh tế - xã hội. Trong trường hợp này, vai của HTX đối với ASXH sẽ có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp. Một chính sách riêng đối với phát triển HTX trở nên cần thiết hơn.

Nhằm làm rõ những tranh luận về bản chất HTX và vai trò của HTX đối với ASXH như được trình bày ở trên, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề chính sau:

Đánh giá tình hình phát triển và thực trạng tổ chức - quản lý - HTX hiện nay;

Làm rõ bản chất của HTX và các xu hướng phát triển mới - của HTX;

Phân tích vai trò của HTX đối với ASXH;-

Đánh giá những khó khăn và các vấn đề trong hoạt động - của HTX hiện nay;

Đề xuất các hàm ý về chính sách phát triển HTX trong thời - gian tới.

Ngoài ra nhằm phục vụ yêu cầu sữa đổi và thông qua Luật HTX 2012, trong phần hàm ý chính sách, nghiên cứu này đã đi sâu bàn luận thêm các vấn đề sau đây:

Định nghĩa bản chất HTX / liên hiệp HTX (trang 93);-

Chính sách ưu đãi với HTX / liên hiệp HTX (trang 94);-

Quy định về quyền HTX được góp vốn, mua cổ phần (trang 95);-

Quy định về mức góp vốn của xã viên (trang 96);-

21

Quy định về phân phối thu nhập (trang 95);-

Xử lý tài sản khi giải thể (trang 94).-

Hy vọng rằng với những kết quả trên, nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các Đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng và thông qua dự án Luật HTX 2012.

Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:

- Phương pháp thống kê mô tả và tổng hợp tài liệu: tổng quan các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển HTX, các văn bản, chính sách và hệ thống pháp luật cũng như các số liệu về kinh tế hợp tác từ các cơ quan nhà nước để đánh giá hiện trạng của HTX, sự phát triển của HTX và các xu hướng phát triển của HTX.

- Phương pháp điều tra thăm dò chọn lọc nhằm làm rõ hơn về thực trạng, xu hướng phát triển, và vai trò của kinh tế HTX và các mô hình HTX đối với ASXH từ góc độ xã viên HTX. Trong nghiên cứu này ý kiến của 174 xã viên ở các HTX trên ba địa phương Hà Nội (5), Thừa Thiên Huế (4), và Bạc Liêu (4) đã được thu thập và phân tích. Các số liệu được thu thập bằng các cuộc điều tra trực tiếp của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển tại các HTX. Các xã viên được yêu cầu điền vào phiếu thăm dò và được hỗ trợ trực tiếp bởi cán bộ nghiên cứu khi họ không hiểu câu hỏi. Vì vậy, tỷ lệ phiếu phản hồi là 100%. Đặc điểm mẫu thăm dò được trình bày ở Phụ lục.

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để làm sáng tỏ các kết quả thu được từ các phương pháp ở trên.

22

23

KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ

Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã

Trong sản xuất và đời sống, sự hợp tác giữa các cá nhân cho phép thực hiện được hoặc thực hiện hiệu quả hơn nhiều công việc mà các cá nhân riêng lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả. Những lợi ích này là nguồn gốc cho sự ra đời và là động lực phát triển của kinh tế hợp tác. Kinh tế hợp tác tồn tại dưới hai hình thức là tổ hợp tác và HTX.

Theo ILO, “HTX là liên hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”

Theo Luật HTX năm 2003 của Việt Nam, “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Về mặt bản chất, HTX khác với các hình thức tổ chức kinh tế khác (doanh nghiệp) ở hai điểm chính: (i) HTX là hiệp hội các cá nhân đồng ý trở thành những người đồng sở hữu, người đưa ra các quyết định dân chủ và người khai thác doanh nghiệp chung; và (ii) mục tiêu cơ bản của HTX là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên. Hay nói cách khác, hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội khác với các loại hình doanh nghiệp về

24

mục tiêu thành lập (HTX đáp ứng các nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội của xã viên) và tổ chức hoạt động (HTX có tính dân chủ, tính tương trợ cao).

Theo mục tiêu hoạt động, các HTX có thể được chia thành hai nhóm: (i) HTX của những người sử dụng (hàng hóa/dịch vụ) sở hữu HTX, được thành lập bởi các thành viên có nhu cầu chung về hàng hóa hay dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của các thành viên. Các HTX này có thể tồn tại dưới hình thức HTX marketing nông nghiệp hoặc HTX vật tư nông nghiệp; và (ii) HTX của những người lao động sở hữu HTX được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm của các xã viên, những người thất nghiệp hay không có việc làm.

Đặc trưng của Hợp tác xã

HTX có các đặc trưng có bản sau đây:

Thứ nhất: HTX là tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của xã viên theo nguyên tắc tương trợ.

HTX là nơi tập hợp và liên kết các cá nhân qua đó họ (các xã viên) giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các nhu cầu chung của họ về hàng hóa / dịch vụ / văn hóa / xã hội. Lý do cơ bản là các nhu cầu chung này của xã viên chỉ được đáp ứng hoặc được đáp ứng hiệu quả hơn thông qua HTX. Vì vậy, nếu HTX không đáp ứng được các nhu cầu chung của xã viên ở mức độ nhất định, sự liên kết và hợp tác giữa các thành viên sẽ bị yếu đi và HTX sẽ bị suy yếu. Các HTX nhỏ hơn có tính chất hoạt động tương tự nhau có thể hợp nhất với nhau dưới hình thức liên hiệp HTX. Với những lý do trên, HTX là một tổ chức kinh tế - xã hội liên kết các cá nhân được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu chung xã viên theo nguyên tắc tương trợ.

25

Thứ hai: HTX được thành lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên và cộng đồng.

Khác với các doanh nghiệp được thành lập thuần túy vì mục đích là tối đa hóa lợi nhuận (mục tiêu kinh tế) của các nhà đầu tư (những người góp vốn), các HTX được thành lập nhằm đáp ứng cả các nhu cầu về văn hóa và xã hội của cả các xã viên và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của cộng đồng xã viên. Cách thức phân phối này cũng góp phần tạo ra cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên HTX.

Thứ ba: HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ có tính dân chủ cao.

HTX được thành lập trên cơ sở góp vốn của xã viên, những người đồng sở hữu HTX, vì vậy hợp tác xã là một đơn vị kinh tế tự chủ. Tuy nhiên, HTX khác với các tổ chức kinh tế khác (các doanh nghiệp) ở tính dân chủ cao. Lý do cơ bản là xã viên HTX vừa là người góp vốn vừa là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX, vừa là người quản lý vừa là người làm thuê. Là người góp vốn, cộng đồng xã viên sẽ cùng quyết định làm cái gì và làm như thế nào để đáp ứng cao nhất nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của họ. Là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, xã viên có khả năng tác động mạnh mẽ đến định hướng sản xuất và hoạt động của HTX. Với tư cách là người quản lý, các xã viên HTX có quyền tham gia vào các quyết định của HTX một cách dân chủ. Là người làm thuê, các xã viên HTX được quyền hưởng các lợi ích cơ bản của người lao động là tiền lương và các quyền lợi liên quan khác. Vì vậy, HTX là tổ chức tự chủ của những người lao động được kiểm soát theo nguyên tắc dân chủ cao. Điều này làm cho HTX khác với các doanh nghiệp có mục tiêu thuần túy về mặt thương mại.

26

Thứ tư: Tài sản chung của HTX là bất khả chuyển nhượng.

Vốn góp của xã viên HTX ở nhiều nước có cách gọi khác nhau: dự phần xã hội, vốn góp điều lệ, cổ phần. Tài sản chung được hình thành và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng đến việc phục vụ nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của các xã viên. Vì vậy, trong suốt quá trình tham gia HTX, xã viên chỉ được sở hữu tư nhân phần vốn góp ban đầu của họ; còn tài sản hình thành từ hoạt động của HTX là tài sản chung không chia của HTX; trường hợp HTX bị giải thể, tài sản này phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương; trường hợp xã viên rút ra khỏi HTX, thì chỉ rút phần vốn đã góp. Tài sản chung không chia được xem là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững và liên tục của HTX. Sở hữu tài sản chung không phân chia là đặc điểm mang tính bản chất của HTX, phản ánh tính cộng đồng cao HTX, khác hẳn với các công ty, theo đó sở hữu của thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty.

AN SINH XÃ HỘI

Khái niệm an sinh xã hội

Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm, v.v... Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội, v.v… Vì vậy, phòng tránh và khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt, trong nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động, v.v... càng trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ.

27

Tính tất yếu phải đối mặt với những hẫng hụt về thu nhập trong những trường hợp bất khả kháng đã buộc người lao động phải tìm cách khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như tiết kiệm với phương châm “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” hoặc dựa vào sự đùm bọc, cưu mang của cộng đồng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, v.v... Nhưng xã hội càng phát triển, những biện pháp có tính truyền thống như trên đã tỏ ra không đủ độ an toàn để giúp cho mỗi người có thể khắc phục hoặc vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Bổ sung vào đó là các biện pháp phi truyền thống chỉ có trong xã hội hiện đại như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội v.v... Đây là những trụ cột cơ bản của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro về kinh tế - xã hội.

Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến việc làm, thu nhập và các lợi ích khác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập. Theo ILO, ASXH là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em. Theo Hiệp hội An sinh Quốc tế (ISSA), ASXH là thành tố của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.

28

Theo GS. Hoàng Chí Bảo, ASXH là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người và xã hội. ASXH là những bảo đảm cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách1. Theo PGS.TS. Nguyễn Hải Hữu, “ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội”2.

Chiến lược ASXH của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định “ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”3. Trong bài “Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: ASXH là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân4.

1Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài KX02.02/06-10.2PGS.TS. Nguyễn Hải Hữu, Giáo trình ASXH, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008, tr19.3Nguyễn Thị Lan Hương, Chiến lược ASXH Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 19, quý II/2009.4Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Tạp chí Cộng sản, Số 815 (9/2010), tr3.

29

Cấu trúc hệ thống ASXH

Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của hệ thống ASXH vẫn còn nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhưng theo quan điểm của quốc tế thì một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba hợp phần trong cấu trúc nội dung:

Thứ nhất, các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro: đây được coi là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Vai trò của tầng này là hướng tới phòng ngừa và loại trừ rủi ro cho toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản nhất của hợp phần này là các chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Thứ hai, các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro: đây được coi là tầng thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này có vị trí đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v... Chính sách thuộc tầng này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước, giảm rủi ro hệ thống. Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách bị lạm dụng.

Thứ ba, các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục rủi ro: đây được coi là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự khắc phục được như thiên tai (bão, lụt, động đất), thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong hợp phần này thường là cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội (gồm cả trợ giúp xã hội đặc thù).

30

Ở Việt Nam, cấu trúc nội dung của hệ thống ASXH được cụ thể hóa thành năm tầng:

Tầng thứ nhất, bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã hội. Đây là tầng thấp nhất hay là lưới an toàn xã hội cho mọi người; bất cứ ai nằm dưới tiêu chuẩn này đều được Nhà nước và cộng đồng trợ giúp để vượt lên trên.

Tầng thứ hai, chính sách thị trường lao động. Tầng này có tính chất phòng ngừa, chủ yếu là hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc thất nghiệp thông qua các chính sách thị trường lao động chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và giúp họ sớm trở lại thị trường lao động (có việc làm). Hai tầng này của hệ thống ASXH Việt Nam hợp phần phòng ngừa theo thông lệ quốc tế.

Tầng thứ ba, bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác. Đây là một trong những tầng trụ cột quan trọng nhất của hệ thống ASXH nhằm khắc phục những rủi ro cho mọi người dân, trước hết là người lao động, trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất khả năng lao động khi về già và chết. Tầng này tương đương với hợp phần giảm thiểu rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Tầng thứ tư, chính sách ưu đãi xã hội. Đây là tầng đặc thù chỉ có ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với Cách mạng, với đất nước; là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, đảm bảo cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện.

Tầng thứ năm, trợ giúp xã hội (cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên). Đây là tầng đảm bảo ít nhất ở mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định và có điều kiện hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng. Hai tầng này là sự biến thể của hợp phần khắc phục rủi ro theo thông lệ quốc tế.

31

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM

Sự phát triển của tổ hợp tác

Ở Việt Nam, tổ hợp tác tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ góp vốn, hợp sức lao động để thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất mà từng cá nhân, hộ đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả. Tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên có những nhu cầu chung, cùng góp sức, góp vốn để hỗ trợ hoạt động kinh tế của các thành viên.

Theo Luật Dân sự năm 2005, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Các tổ hợp tác đã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lao động nông nghiệp ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt số lượng, năm 2000, cả nước mới chỉ có xấp xỉ 150.000 tổ hợp tác, đến năm 2005 con số này đã lên tới 300.000 tổ hợp tác, theo số liệu thống kê thì bình quân giai đoạn năm 2001-2005 số lượng tổ hợp tác tăng khoảng 13,1%/năm. Tính đến tháng 6/2010, số tổ hợp tác tăng và phát triển rộng trên phạm vi cả nước, tổng số tổ hợp tác đã lên tới 360.000 tổ, tăng 20% so với năm 2005 (xem Đồ thị 1).

Tổng số lao động ở các tổ hợp tác đã tăng từ 1,7 triệu người vào năm 2000 lên khoảng 3,6 triệu người vào năm 2005 và xấp xỉ 4 triệu người năm 2010.

32

Đồ thị 1. Số lượng tổ hợp tác và lao động tham gia tổ hợp tác giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).

Về mặt cơ cấu (xem Đồ thị 2), năm 2005 có 300.000 tổ hợp tác, trong đó 90.000 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 30%), 70.000 tổ hợp tác ở các ngành nghề phi nông nghiệp (chiếm 23,3%), 140.000 tổ góp vốn và dịch vụ (chiếm 46,7%). Năm 2010, trong số 360.000 tổ hợp tác có 100.000 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 27,8%), 150.000 tổ góp vốn (chiếm 41,7%), 65.000 tổ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (chiếm 18,1%) và 45.000 tổ thuộc các lĩnh vực khác (chiếm 12,4%).

Đồ thị 2. Cơ cấu tổ hợp tác theo lĩnh vực hoạt động

27.8 30

41.746.7

30.0523.3

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2010 2010

Lĩnh vực khác

Góp vốn

Nông nghiệp

Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).

33

Về mặt tổ chức hoạt động, các tổ hợp tác có quy mô tương đối nhỏ từ 10-13 hộ, cơ cấu tổ chức đơn giản, nội dung hoạt động thiết thực và phù hợp với trình độ người dân. Phần lớn tổ hợp tác hoạt động theo hình thức hỗ trợ lẫn nhau, liên kết linh hoạt và mang tính ngắn hạn. Khi tham gia tổ hợp tác, người lao động được giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, tại một số địa phương như ở vùng miền núi và trung du phía Bắc việc tổ chức hoạt động của tổ hợp tác còn lỏng lẻo, chủ yếu theo hình thức phân công, đổi công, hợp tác lao động giản đơn trong từng khâu, từng việc nên năng suất lao động thấp. Tổ hợp tác, xét về bản chất có nhiều điểm tương đồng với HTX, đặc biệt là tinh thần tự nguyện và hợp tác cao giữa các thành viên. Chính vì vậy, các tổ hợp tác là tiền đề để phát triển các HTX mới. Trong năm 2010, có 1.219 tổ hợp tác lựa chọn mô hình HTX để đăng ký hoạt động.

Sự phát triển nhanh chóng của các tổ hợp tác trong những năm gần đây một mặt phản ánh nhu cầu cao về hợp tác trong tổ chức sản xuất của người lao động, mặt khác phản ánh hợp tác giữa người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là nguồn gốc và động lực phát triển của tổ hợp tác nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng.

Sự phát triển của HTX ở Việt Nam

Quá trình phát triển của HTX ở Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn chủ yếu như sau: (i) giai đoạn trước 1986; (ii) giai đoạn 1987-1996; (iii) giai đoạn 1997-2003; và (iv) giai đoạn 2004 đến nay. Về mặt số lượng, sự phát triển của HTX được thể hiện ở Đồ thị 3.

34

Đồ thị 3. Số lượng HTX qua các thời kỳ

Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2010), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008-2010).

Năm 1955 cả nước có 45 HTX, đến năm 1986 con số này tăng lên 73.470. Tuy nhiên đến năm 1996 số lượng HTX chỉ còn 18.607 và con số này năm 2003 là 14.207. Đến năm 2010, số lượng HTX tăng lên đạt con số 18.244. Đồ thị 3 phản ánh sự tăng nhanh của số lượng HTX trong giai đoạn giai đoạn 1955-1986. Trung bình trong giai đoạn này mỗi năm có thêm 2.369 HTX. Giai đoạn 1987-1996 chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng với số lượng HTX giảm bình quân hàng năm là 5.486. Giai đoạn 1987-1996, số lượng HTX tiếp tục giảm mạnh với mức giảm bình quân hàng năm là 629. Giai đoạn 2004-2010, báo hiệu sự phục hồi của số lượng HTX với số lượng tăng thêm bình quân hàng năm là 577.

Từ năm 2005 đến nay cơ cấu HTX theo ngành nghề tương đối ít biến động (Đồ thị 4). Nông nghiệp là lĩnh vực có số lượng HTX hoạt động nhiều nhất chiếm gần 50% số lượng HTX. Tỷ trọng HTX điện nước đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng các HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ đang có xu hướng tăng lên.

35

Đồ thị 4. Cơ cấu HTX theo lĩnh vực hoạt động

Nguồn: Liên minh HTX Việt Nam (2005-2010).

Thực trạng phát triển HTX ở nước ta từ năm 1955 đến nay (hưng thịnh, suy thoái, phục hưng) phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển của HTX. Tuy nhiên, sự phục hưng của HTX trong gần 10 năm trở lại đây, sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau phản ánh phát triển HTX là một hình thức tổ chức kinh tế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1955-1986

Giai đoạn 1955-1986, HTX được xác định là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức ở Việt Nam. Giai đoạn này được coi là giai đoạn bùng nổ của HTX với số lượng HTX tăng từ 45 HTX năm 1955 lên 73.470 HTX năm 1986. HTX trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến thay dần hình thức kinh tế cá thể và tổ đội sản xuất. Nhiều HTX đã phát triển thành HTX bậc cao có quy mô toàn thôn, toàn xã, thậm chí liên xã, nhất là trong nông nghiệp.

Sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1955-1986 được giải thích bởi sự đề cao tuyệt đối của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, trong khi đó vai trò của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân lại bị phủ định. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây

36

dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp. Trong 3 năm thực hiện thí điểm, nước ta xây dựng được 45 HTX và trên 100.000 tổ đổi công. Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Cho đến Đại hội Đảng VI năm 1986, cùng với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, HTX ở nước ta đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở tất cả địa phương. Năm 1986, trong tổng số 73.470 HTX có 17.022 HTX nông nghiệp, 474 HTX nghề cá, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 3.900 HTX xây dựng, 3.300 HTX giao thông vận tải, 9.600 HTX mua bán và 7.160 HTX tín dụng.

Sự phát triển nhanh chóng của HTX đã có nhiều đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc và sự phát triển đất nước. Khu vực HTX đã huy động được các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ; cải thiện một bước đời sống, bộ mặt của nông thôn, kết cấu hạ tầng khu vực. Tuy vậy, sự phát triển của HTX trong giai đoạn 1955-1986 đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt sau năm 1972, tình hình kinh tế của các HTX nhìn chung còn rất nhiều khó khăn về con người và vật chất.

Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch cũng không được thực hiện đầy đủ. Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện gia nhập HTX không được coi trọng. Trong gian đoạn này, các hình thức tổ chức kinh tế tự nguyện (tổ hợp tác) đã được thay bằng hình thức tổ chức kinh tế mang tính áp đặt hơn (HTX). Đầu những năm 60 thế kỷ XX, ở miền Bắc tồn tại nhiều tổ đổi công và các hình thức hợp tác khác của nông dân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dưới hình thức đơn giản, mà thực chất là các HTX ở

37

trình độ thấp. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức kinh tế này đã nhanh chóng được thay thế bằng các HTX được hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Thứ hai, tính tự chủ của HTX không được đảm bảo. Dưới tác động của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Ngoài ra, các HTX hoạt động theo điều lệ mẫu thống nhất do Chính phủ quy định (Quy tắc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ được ban hành kèm theo Nghị định số 649/TTg ngày 30/12/1955, Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp được ban hành kèm theo Nghị định số 76/CP ngày 8/4/1974, Điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp đã được ban hành kèm theo Nghị định số 119/CP ngày 9/4/1980). Những can thiệp này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên tắc tự chủ của HTX. Thứ ba, hoạt động của HTX thiếu sự công bằng và minh bạch cần thiết. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên không được phân định rạch ròi, đặc biệt lợi ích của xã viên và người lao động trong HTX ít được chú trọng.

Nhìn một cách tổng quát, phát triển HTX ở Việt Nam trong thời kỳ 1955-1986 mang tính áp đặt cao, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, công bằng và minh bạch trong tổ chức và quản lý chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đã tạo ra một hệ thống HTX lớn về mặt số lượng và quy mô, nhưng không phản ánh được bản chất của HTX.

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1987-1996

Giai đoạn 1987-1996, kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà nước được coi là hình thức kinh tế chủ đạo của nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất trong quá trình phát triển HTX ở nước ta; số lượng HTX bị giảm mạnh, từ 73.490 HTX năm 1987 xuống còn 18.607 HTX năm 1996.

Sự suy giảm về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1987-1996 một mặt phản ánh những thay đổi về chính sách mặt khác phản

38

ánh sự yếu kém của bộ phận lớn các HTX, cũng như sự phát triển vượt quá yêu cầu về mặt số lượng HTX trong giai đoạn trước 1986. Từ năm 1986, Việt Nam chuyển dần từng bước từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, coi kinh tế hộ là chủ thể kinh tế tự chủ. Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã làm giảm dần vai trò và lợi thế của HTX cũng như làm bộc lộ sự yếu kém của HTX.

Sự yếu kém của hệ thống HTX thể hiện ở các điểm chính sau: Thứ nhất, hệ thống HTX không được thành lập, tổ chức và hoạt theo đúng các nguyên tắc cơ bản của HTX vì vậy không phát huy được động lực gia nhập HTX của xã viên. Thứ hai, mô hình tổ chức HTX mặc dù đã được điều chỉnh nhưng không phù hợp với cơ chế thị trường đã làm cho hệ thống HTX cũ bị tê liệt, tan rã hoặc tự phát chuyển đổi thích nghi với môi trường mới. Thứ ba, hệ thống HTX tỏ ra kém thích nghi với quá trình chuyển đổi cơ chế theo hướng tăng cường sự tự chủ của HTX và giảm dần các ưu đãi về mặt nguồn vốn và tín dụng đối với HTX.

Bài học về sự suy thoái của các HTX trong giai đoạn 1987-2003 phản ánh sự lỗi thời của hệ thống HTX hoạt động không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của HTX (nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ) được thành lập trong giai đoạn trước 1986 trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra, sự suy thoái của hệ thống HTX trong thời kỳ này cũng phản ánh rằng, để tồn tại và phát triển bền vững, các HTX cần được thành lập trên cơ sở các nhu cầu chung của xã viên hơn là sự áp đặt của các cơ quan chính quyền.

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 1997-2003

Giai đoạn 1997-2003, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX được coi là nền tảng của nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thực hiện chuyển đổi hợp tác xã từ mô hình HTX kiểu cũ

39

(mang nặng tính hành chính, bao cấp) sang mô hình hợp tác xã kiểu mới (mạng nặng tính tự chủ, thị trường) theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển đổi và thu hẹp của HTX. Số lượng HTX đã giảm từ 18.607 năm 1986 xuống còn 14.207 năm 2003.

Sự giảm sút về số lượng HTX trong giai đoạn 1997-2003 phản ánh quá trình chọn lọc của thị trường đối với hệ thống HTX và quá trình thực thi Luật HTX (2003) theo hướng thực hiện đầy đủ hơn các nguyên tắc cơ bản của HTX. Theo Liên minh HTX, trong số 14.207 HTX năm 2003 có khoảng 5.800 HTX thành lập mới (riêng lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2.139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%); khoảng 8.400 HTX được chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới. Cũng trong giai đoạn này, có đến hơn 10.000 HTX bị giải thể. Trong hai năm 2001-2002 đã có 2.271 HTX bị giải thể.

Tình hình phát triển HTX trong giai đoạn 1997-2003 có một số điểm đáng chú ý sau: Thứ nhất, việc giải thể một số lượng lớn HTX khẳng định nếu HTX không hoạt động đúng các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng và minh bạch sẽ gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ hai, sự ra đời của các HTX mới phản ánh đây là một hình thức tổ chức kinh tế có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ ba, các HTX chuyển đổi và thành lập mới theo Luật chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng trung du miền núi phía Bắc có 4.034 HTX (chiếm 28%); vùng đồng bằng sông Hồng 5.063 HTX (chiếm 36%). Ở các vùng phát triển sản xuất hàng hoá cao như Đông Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX (chiếm 4,5%).

Đặc điểm phát triển của HTX trong giai đoạn 1997-2003 khẳng định các HTX không được thành lập trên cơ sở tinh thần tự nguyện của xã viên, không có khả năng tự chủ (không kịp đổi mới) sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra sự ra đời của một loạt HTX mới và sự phát triển rộng rãi của HTX ở khu vực

40

nông thôn và khu vực khó khăn trong thời kỳ này phản ánh HTX là hình thức tổ chức kinh tế chuyển đổi cần được ưu tiên phát triển đặc biệt là ở khu vực nông thôn và khu vực mà người dân gặp nhiều khó khăn hay bất lợi.

Tình hình phát triển HTX giai đoạn 2004 đến nay

Giai đoạn 2004 đến nay đánh dấu sự phục hồi của kinh tế HTX cả về chất và lượng. Số lượng HTX đã tăng từ 14.207 năm 2003 lên 18.244 năm 2010. Sự tăng lên về mặt số lượng HTX ở giai đoạn này là kết quả của việc chuyển đổi mô hình ở 8.500 HTX thành lập trước năm 1997, thành lập mới 9.744 HTX và giải thể 5.707 HTX. Sự phục hồi này phần nào phản ánh những tác động tích cực của Luật HTX sửa đổi năm 2003 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2004) đến khu vực kinh tế hợp tác và HTX.

Các HTX đã tham gia ngày càng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Trong tổng số 18.244 HTX có 8.918 HTX nông nghiệp, 389 HTX thủy sản, 2.497 HTX công nghiệp, 939 HTX xây dựng, 1.070 HTX vận tải, 981 HTX thương mại, dịch vụ, 1.053 quỹ tín dụng nhân dân và 2.020 các loại hình khác (gồm 1.873 HTX dịch vụ điện, 173 HTX vệ sinh môi trường, 136 HTX chợ, 15 HTX y tế, v.v...).

41

Bảng

1. Số

liệu

HTX

phâ

n th

eo lĩ

nh vự

c gia

i đoạ

n 20

05-2

010

Năm

Tổng

sốNô

ng

nghi

ệpTh

ương

mại

Dị

ch vụ

GTVT

Thủy

sản

Xây d

ựng

CN/T

TCN

QTDN

DĐi

ện n

ước

Môi

tr

ường

Khác

2005

17.13

38.5

1162

01.1

1348

951

22.1

5191

72.6

2149

150

2006

17.53

58.6

4961

31.1

1244

665

42.2

3592

52.7

5349

99

2007

17.59

98.5

3565

11.1

0747

066

82.3

5494

22.6

7876

118

2008

18.18

08.6

2286

91.0

8647

830

641.0

2227

4311

218

4

2009

18.10

48.8

2889

61.0

2751

091

62.5

7110

371.9

3212

126

6

2010

18.24

48.9

1898

11.0

7038

993

92.4

9710

531.8

7317

352

4

Ngu

ồn: L

iên

min

h H

TX V

iệt N

am (2

005-

2010

).

42

Trong tổng số 18.244 HTX khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện có 4.974 HTX; khu vực Nam Bộ có 1.726 HTX; khu vực Trung Bộ có 4.267 HTX và khu vực đồng bằng sông Hồng hiện có 6.023 HTX.

Các hình thức liên kết giữa các HTX cũng phát triển mạnh trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Hiện cả nước có 53 liên hiệp HTX, trong đó có 18 liên hiệp HTX nông nghiệp, 2 liên hiệp HTX thủy sản, 8 liên hiệp HTX GTVT, 4 liên hiệp HTX công nghiệp, 5 liên hiệp HTX xây dựng, 13 liên hiệp HTX thương mại, dịch vụ. Các liên hiệp thu hút sự tham gia của 1.492 HTX, các đơn vị thành viên.

Sự hồi phục và phát triển của HTX trong giai đoạn 2004 đến nay phản ánh xu thế phát triển tất yếu của kinh tế hợp tác trong giai đoạn mới. Ngoài ra, sự phát triển của các liên hiệp HTX ngành nghề trong thời kỳ này phần nào phản ánh yêu cầu hợp tác ở trình độ cao của kinh tế hội nhập.

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ, PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ

Lịch sử phát triển của HTX ở Việt Nam giai đoạn 1955-2011 chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế kinh tế, pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác và HTX.

Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX

Tác động của cơ chế kinh tế đến sự phát triển của HTX được phản ánh rõ ràng nhất vào thời điểm năm 1986. Trước năm 1986, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, HTX cùng với kinh tế nhà nước là hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức được tồn tại. Đảng và Nhà nước đã quan tâm và phát triển kinh tế hợp tác và HTX từ khi đất nước được giành độc lập (1945). Tháng 4/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia HTX bậc thấp. Năm

43

1961, Nhà nước công bố điều lệ HTX công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý HTX. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100-CT/TW về “mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp”. Đây được coi là bước đột phá mang tính bước ngoặt đầu tiên về đổi mới mô hình HTX, phân chia lại vai trò và lợi ích giữa HTX và xã viên. Sự phân chia lại vai trò và lợi ích giữa HTX, xã viên cũng như giữa Nhà nước và HTX đã bước đầu được chú trọng. Đó là nông dân được nhận ruộng khoán, chỉ cần nộp sản lượng khoán, phần còn lại được quyền tự do tiêu thụ và bán cho các cơ quan nhà nước theo giá thỏa thuận, và sau này được quyền tiêu thụ trên thị trường tự do.

Từ năm 1986, mặc dù được khẳng định là một trong những nền tảng cơ bản của nền kinh tế, HTX không còn được coi là một trong hai thành phần kinh tế độc tôn như trước đây. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã chính thức mở ra tiến trình “Đổi mới” với quan điểm cơ bản khẳng định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xuyên suốt cả thời kỳ, trong các Nghị quyết của Đảng qua các đại hội lần thứ VIII (1996), IX (2001), X (2006) luôn khẳng định kinh tế nhà nước được đổi mới cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng XI (2011) tiếp tục khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể sẽ trở thành nền tảng ngày càng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Những chuyển đổi về cơ chế vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn 1986 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của HTX. Sự phát triển của HTX gặp phải sự chọn lọc của thị trường và sự cạnh tranh từ các hình thức tổ chức kinh tế tư nhân. Kết quả là hàng loạt HTX bị giải

44

thể, chỉ có những HTX hoạt động đúng với bản chất của nó, có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường là có thể tồn tại và phát triển được. Yêu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường đã làm cho bản chất của HTX giai đoạn sau 1986 (tự chủ, tự nguyện, dân chủ cao, vì nếu không xã viên sẽ lựa chọn tham gia các hình thức tổ chức kinh tế khác) khác với giai đoạn trước năm 1986 (mang tính hành chính, áp đặt, thiếu dân chủ, minh bạch).

Tóm lại, trong giai đoạn 1955-1986, HTX được coi là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức vì vậy đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến sự phát triển thiếu nội lực. Sau năm 1986, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã làm giảm vai trò của HTX trong nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện này, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch dần được củng cố ở các HTX. Điều này đã tạo ra những thay đổi về bản chất của HTX từ năm 1986 đến nay.

Tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX

Về pháp luật, trong giai đoạn trước 1996, các HTX hoạt động theo các điều lệ mẫu thống nhất do Quốc hội và Chính phủ quy định. Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/5/1959 về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp là văn bản pháp lý cao nhất đối với khu vực HTX nông nghiệp. Nghị định 649/TTg ngày 30/12/1955 quy định việc tổ chức HTX mua bán và HTX tiêu thụ. Điều lệ cho HTX trong lĩnh vực công thương nghiệp được ban hành theo Nghị định 76/TTg ngày 8/4/1974 và sau đó là Nghị định số 119/CP ngày 9/4/1980. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, HTX được thành lập và hoạt động theo các quyết định quản lý hành chính nhà nước và chưa có Luật về HTX. Với việc thực hiện cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, HTX đã được hình thành ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ở các địa phương. HTX được phát triển nhanh về số lượng và quy mô chủ yếu bằng các biện pháp hành chính của Nhà nước.

45

Phương thức tổ chức phổ biến của HTX là xã viên góp chung tài sản và vốn để tiến hành sản xuất chung. Đồng thời, HTX chịu sự điều hành của Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, đề cao gần như tuyệt đối vai trò sở hữu tập thể và sản xuất tập thể, xem nhẹ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và vai trò kinh tế hộ, kinh tế cá thể. HTX vừa là tổ chức kinh tế vừa là tổ chức xã hội. Quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - HTX - xã viên không được phân định rạch ròi, đặc biệt lợi ích của xã viên không được bảo đảm.

Năm 1996, Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997 cùng các văn bản hướng dẫn đã đặt cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh tế này cũng như tạo hành lang pháp lý cho các HTX hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về HTX, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điểm cơ bản nhất trong Luật HTX năm 1996 là đổi mới tư duy về bản chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, v.v…”. Luật HTX năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống mới cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Các HTX cũ đã chuyển đổi và bắt đầu hồi phục, phát triển với các nguyên tắc được đông đảo xã viên đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh các HTX cũ chuyển đổi, hàng nghìn HTX mới được thành lập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những HTX này tuy còn nhỏ về quy mô vốn, số lượng xã viên nhưng đã tạo ra những mẫu hình HTX mới, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có tiềm năng để phát triển trong điều kiện mới. Đồng thời, Luật HTX

46

ra đời đã thúc đẩy đổi mới tư duy không coi các Bộ, ngành, Chính quyền địa phương các cấp là “cơ các quan chủ quản HTX”.

Đến năm 2003, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Luật HTX và ban hành Luật HTX mới vào năm 2003 và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2004. Luật HTX năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn đã thể chế hóa một bước quan điểm mới của Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về phát triển kinh tế tập thể. Theo tư tưởng của Luật mới, HTX được thành lập dựa trên sở hữu của các xã viên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; chức năng quản lý của ban quản trị và chức năng điều hành của chủ nhiệm HTX được phân định rõ ràng hơn; thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh tiếp tục được đơn giản hoá và minh bạch hoá; các pháp nhân, cán bộ công chức có thể tham gia HTX.

Sau khi Luật HTX được ban hành, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định và các Bộ ban hành nhiều thông tư, văn bản khác hướng dẫn thực hiện Luật đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, khá đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho HTX phát triển. Đây là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy HTX phát triển đúng vị trí và bản chất của nó.

Tóm lại, tác động của pháp luật đến sự phát triển của HTX được thể hiện rõ nhất vào năm 1996 và 2003. Sự ra đời của Luật HTX vào năm 1996 đã làm cho HTX trở nên tự chủ hơn, ít chịu sự chi phối hơn từ các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đã góp phần cải thiện nguyên tắc tự chủ của HTX. Luật HTX năm 2003 phần nào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX, tuy nhiên bản chất của HTX cũng chưa được xác định cụ thể, đã dẫn tới xu hướng chạy theo lợi nhuận và doanh nghiệp hóa ở nhiều HTX. Điều này đã làm cho bản chất của HTX có có những sai lệch, việc gia nhập HTX của xã viên mới gặp nhiều khó khăn ở một số địa phương.

Tác động của chính sách phát triển HTX

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX, trong những năm gần đây Chính phủ đã ban hành và thực thi các chính sách khác nhau, tuy

47

nhiên tác động của các chính sách này đến sự phát triển của HTX còn ở mức hạn chế.

Về chính sách đất đai: mặc dù đã có các quy định về ưu đãi đất đai đối với HTX (Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, v.v…), song chính sách hỗ trợ đất đai cho các HTX khó khả thi do quỹ đất hạn chế, chưa có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện. Nhiều HTX chưa được hưởng những ưu đãi từ chính sách đất đai, chưa có trụ sở làm việc, phần lớn sử dụng nhà của chủ nhiệm HTX để làm trụ sở, hoặc phải thuê để làm nơi giao dịch và hoạt động. Chỉ một số ít địa phương đã tạo điều kiện về mặt bằng giúp HTX xây dựng văn phòng, nhà xưởng và các cơ sở hạ tầng khác, thực hiện chính sách miễn giảm tiền thuê đất có thời hạn.

Về chính sách tín dụng: để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của HTX, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định khác nhau như Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Nghị định số 20/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ về bổ sung Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, v.v... Một số địa phương đã hoặc đang khẩn trương tiến hành thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có HTX nông nghiệp; mở rộng và thành lập mới các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành một kênh tín dụng cho HTX; ưu tiên dành nguồn kinh phí Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hỗ trợ HTX. Tuy nhiên, nhìn chung, các HTX rất khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp; tình hình vay vốn của các tổ chức kinh tế tập thể chưa được cải thiện; các ngân hàng

48

chính sách và ngân hàng nông nghiệp mới chỉ cho một số ít HTX vay vốn với số lượng hạn chế.

Về chính sách thuế: theo Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Nghị định 164/2003/NĐ-CP, Thông tư 128/2003/TT-BTC và Thông tư 88/2004/TT-BTC quy định cụ thể chính sách miễn giảm thuế thu nhập, thuế môn bài; riêng HTX nông nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên (khoản 2 Điều 6, Nghị định 88/2005/NĐ-CP). Theo quy định của các nghị định và thông tư ở trên, cục thuế một số địa phương đã thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nhìn chung, các địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến việc áp dụng việc miễn giảm thuế cho các đối tượng HTX hoạt động ở vùng sâu, vùng khó khăn, trong khi những đối tượng này lại hạn chế trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Về Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công: hàng năm, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các ngành chức năng trực thuộc tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v.v…) chuyển giao cho các HTX nông nghiệp và các tổ hợp tác về công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; dịch vụ khuyến công, khuyến thương, khuyến ngư, v.v… tác động tích cực đến việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh của HTX.

Về hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường: một số trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh đã tạo điều kiện để HTX quảng bá thương hiệu, tìm đối tác thương mại, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, quản lý, và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức cho các HTX thăm quan học tập tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm, tạo điều kiện cho các HTX tham gia các hội chợ thương mại trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Tuy nhiên, các HTX hầu như chưa chủ động

49

để được hưởng ưu đãi về hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là đăng ký thương hiệu và đăng ký sản phẩm thương mại, quảng bá tên HTX và các sản phẩm, dịch vụ lên mạng internet, tránh tranh chấp tên HTX và tên sản phẩm của HTX.

Về chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình kinh tế - xã hội: một số tỉnh tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách đầu tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, theo đó HTX cũng được hưởng lợi khá lớn như: giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, thủy lợi kênh mương nội đồng. Tuy nhiên, các HTX, nhất là HTX xây dựng chưa được hưởng ưu đãi của chính sách này; không được thông báo về ngân sách dự án chương trình quốc gia thực hiện trên địa bàn; không được ưu tiên mời thầu những dự án mà đối tượng hưởng lợi là cộng đồng (trường học, bệnh xá, trạm, trại, v.v…). Các cơ quan có thẩm quyền chưa chú ý giao cho HTX quản lý hoặc đấu thầu quyền khai thác, duy tu, sửa chữa các công trình.

Tóm lại, trong thời gian qua Chính phủ đã đưa ra và triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX. Các chính sách này phần nào đã tác động đến sự phát triển của HTX, tuy nhiên, tác động của các chính sách này còn tương đối hạn chế. Sự hạn chế của những tác động một mặt phản ánh việc thực thi các chính sách chưa triệt để, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong việc thực thi các chính sách này, đặc biệt mặc dù đã có những ưu đãi nhất định, việc tiếp cận các nguồn vốn rất khó khăn do HTX không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này là sự không rõ ràng trong nhận thức về khái niệm hợp tác xã. Hợp tác xã cần được coi là một tổ chức kinh tế - xã hội (hơn là tổ chức kinh tế thuần túy theo các văn bản pháp luật hiện hành) thì họ mới được hưởng các chính sách ưu đãi xã hội về mặt đất đai, thuế, đầu tư, và các ưu đãi khác.

50

Chính sách phát triển HTX ở một số nước

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của HTX. Để thực hiện vai trò của mình, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX nhằm triển khai các dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra, Chính phủ đã triển khai các biện pháp khác nhau nhằm tạo điều kiện cho HTX phát triển như xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX.

Nhật Bản

Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất v.v…, tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX này.

Thái Lan

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực như chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thực sự có hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đối với phát triển khu vực HTX. Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp với thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ.

51

Malaysia

Năm 1922, Pháp lệnh đầu tiên về HTX của Nhà nước Malaysia ra đời. Sau đó, năm 1993, Luật HTX ra đời, là khuôn khổ pháp lý để các HTX hoạt động, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo cán bộ quản lý HTX, củng cố quyền của xã viên cũng như công tác đào tạo xã viên. Luật cũng quy định việc kiểm toán nội bộ và xây dựng báo cáo toàn diện của Ban chủ nhiệm HTX trong Đại hội xã viên thường kỳ hàng năm. Đặc biệt, Chính phủ Malaysia đã thành lập Cục Phát triển HTX với một số hoạt động chính như: quản lý và giám sát các hoạt động của HTX; giúp đỡ tài chính và cơ sở hạ tầng để HTX có thể tồn tại hoạt động; xây dựng kế hoạch phát triển HTX, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý.

Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX

Quy mô giá trị gia tăng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cùng với mức tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế, GDP của thành phần kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX liên tục gia tăng hàng năm (Đồ thị 5). Theo giá so sánh 1994, GDP năm 1995 của thành phần kinh tế tập thể là 18.978 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên là 26.158 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 1995 và đến năm 2010 đạt khoảng 33 nghìn tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2003.

Đồ thị 5. Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực HTX

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

0.001.002.003.004.005.006.007.00

Giá trị Tốc độ tăng trưởngNguồn: Tổng cục Thống kê.

52

So với các thành phần kinh tế khác thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tập thể có mức tăng trưởng tương đối ổn định, không chịu tác động mạnh trước ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước giai đoạn 2008-2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể tương đối thấp và liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực này năm 2010 đạt khoảng 3,2%, năm 2009 đạt 3,3%, năm 2008 đạt khoảng 3,11%, năm 2007 đạt khoảng 3,32%, năm 2006 đạt 3,51% và năm 2005 đạt 3,98%.

Đóng góp của kinh tế HTX vào GDP tương đối thấp và có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 1995-2003, khu vực này đóng góp khoảng 8,5% GDP, (con số này của khu vực tư tư nhân là 7,6% GDP, khu vực nhà nước là 39,2%, khu vực kinh tế cá thể là 32,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 11,54%). Từ sau năm 2005, tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế tập thể giảm rõ rệt, chỉ chiếm bình quân khoảng 5,76% trong GDP, thay vào đó là sự phát triển của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2010, kinh tế HTX chỉ đóng góp khoảng 5,22% GDP.

Quy mô nhỏ cùng xu hướng giảm dần trong đóng góp của kinh tế HTX vào GDP phản ánh kinh tế HTX là khu vực kinh tế đang bị tụt hậu so với các khu vực kinh tế khác.

Quy mô xã viên

Về mặt quy mô xã viên (Đồ thị 6), tổng số xã viên tham gia HTX đã tăng nhanh trong giai đoạn từ 2003-2010. Năm 2003, các HTX chỉ thu hút trên 6,5 triệu xã viên. Đến năm 2007 con số này lên đến trên 7,4 triệu và năm 2010 đạt trên 12,5 triệu.

53

Đồ thị 6. Tổng số lượng xã viên và số lượng xã viên bình quân/HTX

6514728 7123771 7478019

12500000

459416 425

685

0

2000000

4000000

6000000

8000000

10000000

12000000

14000000

2003 2005 2007 20100

100200

300

400

500600

700

800

Tổng số xã viên hợp tác xã Xã viên / hợp tác xã

Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.

Quy mô xã viên bình quân trên một HTX cũng có xu hướng tăng từ khoảng 459 xã viên/HTX năm 2003 lên 685 xã viên/HTX năm 2010. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã viên nhất (trung bình 960 xã viên/QTDND); tiếp đó là HTX nông nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là HTX thương mại (43 xã viên/HTX).

Quy mô xã viên và sự biến động về quy mô xã viên trong trong toàn khu vực kinh tế HTX và số xã viên bình quân trên một HTX ở mức độ cao và có xu hướng tăng dần phản ánh vai trò kinh tế - xã hội ngày càng tăng của HTX, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Số lượng HTX và quy mô xã viên HTX ở Thái Lan và Mỹ

Thái Lan

Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên; 100 HTX đất đai với hơn 147 nghìn xã viên; 76 HTX thủy sản với hơn 13 nghìn xã viên; 1.296 HTX tín dụng với hơn 2 triệu xã viên và 400 HTX dịch vụ với hơn 146 nghìn xã viên.

54

Mỹ

Năm 2003, Mỹ có 48.000 HTX hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, phục vụ cho 120 triệu xã viên. Điều này có nghĩa là cứ 10 người dân Mỹ thì có 4 người được HTX phục vụ. 100 HTX hàng đầu ở Mỹ tạo ra khoản thu nhập ít nhất 346 triệu USD mỗi HTX và đạt tổng số 119 tỷ USD vào năm 2002. Các HTX này hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, buôn bán tạp phẩm, dụng cụ gia đình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, ngành công nghiệp năng lượng.

Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quy mô vốn

Tính bình quân, năm 2007 một HTX có tổng số vốn hoạt động là 2.375,09 triệu đồng. Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn về quy mô vốn giữa các HTX trong các lĩnh vực khác nhau. Theo Đồ thị 7, vốn hoạt động bình quân của các HTX trong lĩnh vực tín dụng là lớn nhất (12.903,02 triệu đồng), sau đó đến HTX vận tải (5.403,67 triệu đồng) và HTX dịch vụ (4.642,58 triệu đồng). HTX lâm nghiệp có tổng số vốn hoạt động bình quân thấp nhất (754,49 triệu đồng), sau đó đến HTX nông nghiệp (996,26 triệu đồng) và công nghiệp (1.166,80 triệu đồng). Đây là con số quá thấp so với quy mô lao động của các HTX.

Đồ thị 7. Quy mô vốn bình quân HTX năm 2007

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008.

55

Kết quả dự án “Khảo sát thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2008 cũng cho kết quả tương tự. Các HTX vùng Đông Nam Bộ có tổng số vốn hoạt động bình quân lớn nhất đạt mức 7.400,50 triệu đồng/HTX. Các HTX vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số vốn bình quân là 3.826,84 triệu đồng và vùng Tây Nguyên 3.551,76 triệu đồng. Các HTX thuộc vùng Tây Bắc có tổng số vốn hoạt động bình quân thấp nhất khoảng 956,20 triệu đồng/HTX. Con số này của các HTX vùng Đông Bắc là 1.145,90 triệu đồng và vùng Bắc Trung Bộ là 1.460,37 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, trong tổng số vốn hoạt động của các HTX, vốn chủ sở hữu chiếm 46,28%, vay nợ chiếm 53,72%.

Quy mô vốn bình quân và cấu trúc tài chính của HTX phản ánh quy mô vốn nhỏ và sự khó khăn trong việc huy động vốn của các HTX.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định trong sản xuất, hiệu quả kinh doanh khu vực HTX vẫn còn thấp. Theo số liệu của LMHTX, mức lợi nhuận bình quân hàng năm của các HTX đã tăng từ 75 triệu đồng năm 2006 lên 95 triệu đồng năm 2009, tuy nhiên đây là những con số tương đối nhỏ bé so với quy mô vốn và quy mô xã viên.

Đồ thị 8. Lợi nhuận bình quân/HTX

Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.

56

Theo kết quả của dự án “Khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc”, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực HTX năm 2007 là 1.295.946 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX. Tổng lợi nhuận sau thuế là 1.114.996 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân sau thuế là 76,9 triệu đồng/HTX. Các con số này trước thuế của các HTX ở khu vực Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 243.117 triệu đồng, 48,06 triệu đồng; vùng Đông Bắc là 200.773 triệu đồng và 76,4 triệu đồng; vùng Tây Bắc là 33.556 triệu đồng và 55,56 triệu đồng; vùng Bắc Trung Bộ là 153.142 triệu đồng và 55,61 triệu đồng; vùng Duyên hải miền Trung là 74.797 triệu đồng và 75,94 triệu đồng; vùng Tây Nguyên là 61.015 triệu đồng và 124,52 triệu đồng; vùng Đông Nam Bộ là 259.278 triệu đồng và 310,88 triệu đồng; vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 270.268 triệu đồng và 235,84 triệu đồng.

Với số liệu năm 2007, mức vốn bình quân là 2.375,09 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX, thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của HTX chỉ đạt mức 3,7%. Con số này cho thấy hiệu quả kinh doanh của HTX là tương đối thấp. Chính vì vậy, nếu coi HTX là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, HTX khó có cơ hội tồn tại.

Thu nhập bình quân đầu người

Ngoài các lao động là xã viên HTX, thu nhập bình quân hàng năm của lao động làm việc thường xuyên trong HTX cũng có xu hướng tăng, năm 2006 thu nhập bình quân của lao động chỉ là 7,2 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 8 triệu đồng, năm 2008 đạt 9 triệu đồng và năm 2009 thu nhập bình quân của lao động đã tăng lên 10,5 triệu đồng tăng 45,8% so với năm 2006 (Đồ thị 9).

57

Đồ thị 9. Thu nhập bình quân lao động / năm

Nguồn: Tính toán từ Liên minh HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2010.

Thu nhập bình quân của xã viên HTX theo số liệu báo cáo của 32 địa phương5, năm 2009 ước đạt 10,58 triệu đồng/xã viên/năm, tăng 11,5% so với thực hiện năm 2008; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX, liên hiệp HTX theo số liệu báo cáo của 36 địa phương 6, năm 2009 ước đạt 10,45 triệu đồng/lao động/năm, tăng 13,4% so với thực hiện năm 2008; thu nhập bình quân của lao động là xã viên HTX, liên hiệp HTX theo số liệu báo cáo của 24 địa phương7, năm 2009 ước đạt 14,15 triệu/lao động/năm, tăng 19% so với thực hiện năm 2008.

Các số liệu trên chỉ ra rằng mức thu nhập bình quân lao động ở HTX hiện nay là thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Vì vậy,

5Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.6Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.7Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

58

với mục tiêu tạo công ăn việc làm, HTX chỉ phần nào giúp người lao động có được mức thu nhập cần thiết chứ khó có thể giúp người lao động giàu lên từ HTX.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Ở CÁC HTX

Mục tiêu hoạt động của HTX ở nước ta hiện nay

Quy mô giá trị gia tăng, quy mô vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, và mức thu nhập bình quân đầu người ở các HTX cho thấy HTX là khu vực kinh tế tương đối nhỏ và có hiệu quả kinh doanh rất thấp so với các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt tỷ trọng đóng góp của kinh tế hợp tác vào GDP của cả nước rất nhỏ bé và đang có xu hướng giảm dần. Các số liệu phản ánh quy mô và hiệu quả của HTX ở các phần trước góp phần khẳng định rằng HTX không phải là tổ chức hoạt động với mục tiêu tạo ra nhiều lợi nhuận cho xã viên từ tiền góp vốn của họ. Tuy nhiên, HTX có hai đóng góp rất quan trọng đối với xã viên, thứ nhất là cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã viên và thứ hai là tạo công ăn việc làm cho người lao động. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển năm 2011 cũng cho kết quả tương tự. Theo kết quả này, ba lợi ích cơ bản mà HTX có thể mang lại cho xã viên là: (i) sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX; (ii) tạo thu nhập từ tiền công tiền lương do làm việc cho HTX; và (iii) tạo thu nhập từ góp vốn vào HTX. Tuy nhiên, tạo thu nhập từ góp vốn không phải là lợi ích cơ bản mà HTX có thể tạo ra cho xã viên (xem Bảng 2).

59

Bảng 2. Lợi ích của HTX đối với xã viên (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ trả lời

Toàn bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tếSử dụng sản phẩm/dịch vụ do HTX cung cấp với chi phí thấp hơn so với giá thị trường

30,19 44,12 5,88

Tạo thu nhập thông qua đóng góp sức lao động cho HTX

56,60 41,18 82,36

Tạo thu nhập thông qua góp vốn vào HTX 13,21 14,71 11,76

Toàn bộ 100 100 100

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Kết quả điều tra ở Bảng 2 cho thấy, tạo công ăn việc làm là lợi ích quan trọng nhất mà HTX mang lại cho xã viên (trên 56% đồng ý), đặc biệt là đối với các xã viên không tổ chức hoạt động kinh tế hộ (tỷ lệ đồng ý trên 82%). Tuy nhiên, đối với các hộ có tham gia hoạt động kinh tế thì việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ do HTX cung cấp là lợi ích phổ biến nhất (44%). Một tỷ lệ rất nhỏ cho rằng HTX là nơi tạo ra thu nhập cho họ thông qua góp vốn (dưới 15%). Kết quả điều tra chỉ ra rằng bản chất của HTX là tổ chức tạo việc làm và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho xã viên. Hay nói cách khác HTX là tổ chức kinh tế của những người lao động và người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX.

Kết quả Bảng 3 cho thấy HTX có vai trò tương đối quan trọng trong việc tạo việc làm và cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã viên. Các xã viên gia đình không tổ chức các hoạt động kinh tế được hưởng lợi nhiều hơn từ HTX trên khía cạnh công ăn việc làm, tỷ lệ thu nhập từ HTX/tổng thu nhập của nhóm này cũng cao hơn nhóm các xã viên gia đình có tổ chức các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các xã viên gia đình tham gia hoạt động kinh tế lại được hưởng lợi nhiều hơn từ việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của HTX.

60

Bảng 3. Vai trò của HTX đối với tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên

Chỉ tiêu Toàn bộ mẫuNhóm mẫu gia

đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1.Trung bình hàng tuần Ông/Bà dành bao nhiêu thời gian để làm việc cho HTX (tiếng/tuần)

41,27 36,48 46,67

2. Trung bình hàng tháng gia đình Ông/Bà chi tiêu bao nhiêu tiền để mua các sản phẩm/dịch vụ từ HTX (ngàn đồng/tháng)

3.339,42 4.445,36 602,27

3. Trung bình hàng tháng gia đình Ông/Bà chi tiêu hết bao nhiêu tiền cho gia đình (ngàn đồng/tháng)

4.120,14 4.813,75 2.803,70

4. Tỷ lệ chi tiêu từ HTX/tổng chi tiêu 81,05% 92,35% 21,48%

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Kết quả này cũng chỉ ra rằng HTX đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho xã viên (41 giờ lao động/tuần) và là nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ quan trọng cho các xã viên (chiếm 81,05% chi tiêu hàng tháng) trong tổng chi tiêu tương đối khiêm tốn hàng tháng khoảng 3,3 triệu đồng.

Tóm lại, các số liệu kinh tế thứ cấp và kết quả điều tra xã viên đều khẳng định HTX là tổ chức kinh tế tập hợp những người lao động có điều kiện kinh tế khó khăn lại với nhau nhằm mục đích sản xuất hàng hóa/dịch vụ phục vụ cho xã viên hoặc tạo công ăn việc làm cho xã viên.

Thực trạng liên kết sức mạnh của HTX

Thực trạng liên kết sức mạnh của HTX được đánh giá trên cơ sở mức độ hài lòng của xã viên đối các hoạt động này (xem Bảng 4). Các hoạt động liên kết sức mạnh của HTX được chia thành hai nhóm, liên kết nội bộ và liên kết với bên ngoài. Đa số xã viên hài lòng với năng lực liên kết của HTX. Các xã viên gia đình không

61

tham gia hoạt động kinh tế đánh giá cao các năng lực này hơn các xã viên có tham gia hoạt động kinh tế.

Hoạt động liên kết sức mạnh nội bộ thể hiện ở mức độ liên kết xã viên trong nội bộ HTX, mức độ phát huy sức mạnh tổng hợp của xã viên và mức độ liên kết giữa HTX với kinh tế hộ của xã viên. Nhìn chung, hoạt động liên kết sức mạnh nội bộ của HTX được đông đảo xã viên đánh giá cao.

Bảng 4. Năng lực hợp tác của các HTX (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ hài lòng

Toàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1. Tính liên kết trong nội bộ xã viên HTX 84,88 81,25 87,50

2. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã viên 80,95 75,00 90,00

3. Sự liên kết giữa HTX và kinh tế của hộ của xã viên 72,50 78,72 62,96

4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường 62,82 64,44 55,56

5. Khả năng thu hút lao động không phải là xã viên 60,76 55,56 64,296. Thực hiện chức năng giải quyết các thủ tục hành chính với các cơ quan quản lý Nhà nước

51,28 52,17 46,15

7. Năng lực hợp tác với các HTX khác 50,63 46,67 50,00

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Các năng lực liên kết với bên ngoài (4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường; 5. Khả năng thu hút lao động không phải là xã viên; 6. Thực hiện chức năng giải quyết các thủ tục hành chính với các cơ quan quản lý nhà nước; 7. Năng lực hợp tác với các HTX khác) mặc dù được trên 50% xã viên hài lòng nhưng tỷ lệ hài lòng chưa cao.

Kết quả này chỉ ra rằng HTX đã thực hiện rất tốt việc kết hợp các sức mạnh nội bộ, tuy nhiên chưa thực hiện tốt việc liên kết sức mạnh với bên ngoài. Ngoài ra, kết quả này cũng phản ánh rằng HTX là tổ chức có vai trò phát huy sức mạnh của sự hợp tác cho các xã

62

viên. Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng các HTX phục vụ các xã viên có hoàn cảnh khó khăn hơn (gia đình không tổ chức hoạt động kinh tế hộ) tốt hơn việc phục vụ các xã viên có điều kiện tốt hơn (gia đình tổ chức hoạt động kinh tế).

Thực trạng thực hiện các nguyên tắc tổ chức và quản lý của HTX

Tình hình thực hiện các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và công bằng ở một số HTX được thể hiện ở Bảng 5. Kết quả này cho thấy tỷ lệ xã viên đánh giá tốt các tiêu chí của nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và công bằng ở các HTX biến động trong khoảng 50-67%. Tỷ lệ đánh giá tốt từ các xã viên gia đình không tham gia hoạt động kinh tế cao hơn nhiều so với tỷ lệ này từ các xã viên gia đình tham gia hoạt động kinh tế.

Bảng 5. Nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ đánh giá tốtToàn

bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế1. Nguyên tắc tự nguyện trong gia nhập và rút lui khỏi HTX

51,35 44,19 64,00

2. Nguyên tắc tự chủ của HTX 66,67 54,55 80,003. Sự phù hợp giữa lợi nhuận được chia và đóng góp về vốn

57,32 43,48 76,67

4. Sự phù hợp giữa tiền công và đóng góp sức lao động 53,09 45,65 56,675. Sự phù hợp giữa lợi nhuận được chia và mức tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ do HTX cung cấp

50,00 40,48 53,85

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Tình hình thực hiện các nguyên tắc dân chủ được thể hiện ở Bảng 6. Tỷ lệ xã viên đánh giá tốt các tiêu chí của nguyên tắc dân chủ ở các HTX biến động trong khoảng từ 61-71%. Tỷ lệ đánh giá tốt từ các xã viên gia đình không tham gia hoạt động kinh tế cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này từ các xã viên có gia đình tham gia hoạt động kinh tế.

63

Bảng 6. Nguyên tắc dân chủ (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ đánh giá tốt

Toàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1. Tính đại diện của ban quản trị HTX 70,59 59,57 81,82

2. Quan hệ giữa xã viên và ban quản trị HTX 68,60 57,45 78,793. Quan hệ lợi ích giữa người làm công, người góp vốn và xã viên

66,25 55,81 75,00

4. Tính đại diện của ban kiểm soát HTX 63,75 51,11 80,00

5. Nguyên tắc dân chủ trong tổ chức/hoạt động 61,33 51,16 69,23

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Tình hình thực hiện các nguyên tắc minh bạch được thể hiện ở Bảng 7. Tỷ lệ xã viên đánh giá tốt các tiêu chí của nguyên tắc minh bạch ở các HTX biến động trong khoảng từ 62-71%. Tỷ lệ đánh giá tốt từ các xã viên gia đình không tham gia hoạt động kinh tế cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này từ các xã viên có gia đình tham gia hoạt động kinh tế.

Bảng 7. Nguyên tắc minh bạch (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ đánh giá tốt

Toàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1. Minh bạch trong quản lý tài sản chung 71,79 60,00 92,59

2. Minh bạch về mức độ đóng góp sức lao động 67,53 55,81 82,14

3. Minh bạch về đóng góp tài chính 67,11 56,82 76,924. Minh bạch về mức độ sử dụng hàng hoá/dịch vụ do HTX cung cấp

63,38 55,81 72,73

5. Minh bạch trong phân chia lợi nhuận 62,16 55,56 73,91

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

64

Nhìn chung, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch đã được triển khai nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể xã viên. Các nguyên tắc dân chủ và minh bạch được thực hiện rộng rãi nhất đáp ứng được yêu cầu của từ 62-72% số xã viên. Trong khi đó các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng chỉ đáp ứng được nhu cầu của 50-67% số xã viên. Các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công bằng, minh bạch và tự chủ nhận được sự đánh giá cao hơn từ nhóm các xã viên có gia đình tham gia hoạt động kinh tế. Điều này phản ánh rằng các HTX dịch vụ có thể thực hiện tốt hơn các HTX lao động trong việc thực thi các nguyên tắc của HTX.

Mức độ hài lòng của xã viên HTX

Nhìn tổng thể, các xã viên tương đối hài lòng với thực trạng HTX hiện nay. Điều này thể hiện ở tỷ lệ xã viên hài lòng với thực trạng HTX, tỷ lệ xã viên tiếp tục gắn bó với HTX và tỷ lệ xã viên vận động người thân tham gia HTX tương đối cao (từ 79,5-89,16%). Ngoài ra, kết quả này cũng phản ánh sự cần thiết phải tiếp tục phát triển HTX từ góc độ xã viên, phản ánh sự phù hợp của mô hình HTX đối với bà con xã viên.

Bảng 8. Sự hài lòng của xã viên đối với HTX (%)

Chỉ tiêuToàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tếTỷ lệ xã viên hài lòng với HTX 79,52 82,61 71,88

Tỷ lệ xã viên chắc chắc tiếp tục gắn bó với HTX 83,33 91,49 71,88Tỷ lệ xã viên chắc chắn giới thiệu người thân, bạn bè tham gia HTX

89,16 95,74 77,42

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Tỷ lệ xã viên hài lòng với HTX của nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế cao hơn nhóm mẫu gia đình không tham gia hoạt động kinh tế. Kết quả này phần nào phản ánh HTX có vai trò quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình và yêu cầu khách quan tiếp tục phát triển HTX.

65

Tóm lại, tỷ lệ xã viên hài lòng với HTX, tỷ lệ xã viên có ý định gắn bó với HTX, tỷ lệ xã viên có ý định giới thiệu người thân, bạn bè gia nhập HTX tương đối cao phản ánh các HTX đã đáp ứng được các mong đợi của xã viên, mặt khác cũng phản ánh yêu cầu khách quan phải tiếp tục phát triển HTX trong thời gian tới.

VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI

Mục này phân tích vai trò của HTX đối với ASXH theo cấu trúc của hệ thống ASXH theo năm tầng. Ở tầng thấp nhất của hệ thống ASXH là bảo đảm mức sống tối thiểu của mọi người dân trong xã hội; tầng thứ hai là chính sách thị trường lao động nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động; tầng thứ ba là tạo cơ hội để tiếp cận bảo hiểm (bắt buộc và tự nguyện); tầng thứ tư liên quan đến chính sách ưu đãi xã hội; tầng thứ năm là các hoạt động trợ giúp xã hội.

Vai trò của HTX đối với việc bảo đảm mức sống tối thiểu

Như đã trình bày ở các phần trước, các xã viên tham gia HTX phần lớn là những người nghèo, thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Tương tự như vậy, Bảng 9 phản ánh thu nhập của xã viên các HTX là tương đối thấp. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của gia đình xã viên biến động từ 821 ngàn đồng/tháng đối với các gia đình xã viên không tổ chức hoạt động kinh tế và 1.101 ngàn đồng/tháng đối với xã viên gia đình có tổ chức hoạt động kinh tế. Tuy vậy, thu nhập từ HTX lại tương đối quan trọng (chiếm 38.51%) tổng thu nhập của gia đình xã viên. Thu nhập từ HTX đặc biệt quan trọng (chiếm hơn 50% tổng thu nhập) đối với các xã viên gia đình không tổ chức các hoạt động kinh tế.

66

Bảng 9. Thu nhập và vai trò của HTX trong việc tạo thu nhập cho xã viên

Chỉ tiêuToàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế1. Trung bình hàng tháng gia đình Ông/Bà nhận được bao nhiêu thu nhập từ HTX (ngàn đồng/tháng)

2.053,77 2.241,45 1.812,93

2. Trung bình hàng tháng gia đình Ông/Bà nhận được bao nhiêu thu nhập từ tất cả các nguồn (ngàn đồng/tháng)

5.332,97 5.828,61 3.580,46

3. Số nhân khẩu (người) 4,92 5,29 4,364. Thu nhập/nhân khẩu/tháng (đơn vị ngàn đồng/ tháng)

1.083,94 1.101,82 821,21

5. Tỷ lệ thu nhập từ HTX/Tổng Thu nhập 38,51% 38,46% 50,63%

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Kết quả trên cho thấy HTX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người dân (xã viên) ở các khu vực nghèo khó ở Việt Nam.

Kết quả ở Bảng 10 chỉ ra rằng thu nhập của xã viên từ HTX là thường xuyên và ổn định. 80% xã viên nhận được khoản thu nhập tương đối thường xuyên và gần 60% xã viên nhận được những khoản thu nhập tương ổn định từ HTX. Kết quả thăm dò cũng chỉ ra rằng thu nhập từ HTX quan trọng hơn đối với các xã viên gia đình không tổ chức hoạt động kinh tế.

Bảng 10. Tính thường xuyên và tính ổn định của thu nhập (%)

Chỉ tiêu ChungCó hoạt

động kinh tế gia đình

Không có hoạt động kinh tế

gia đình 1. Tính thường xuyên của các khoản thu nhập từ HTX của Ông/Bà

80,72 68,75 96,67

2. Tính ổn định của các khoản thu nhập từ HTX của Ông/Bà

59,46 52,17 69,57

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

67

Bảng 11 phản ánh HTX có vai trò quan trọng trong cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho xã viên (81% chi tiêu hàng tháng của xã viên). Đối với các hộ gia đình có tổ chức hoạt động kinh tế, HTX có vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ, với phần chi tiêu cho việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ HTX chiếm đến hơn 90% tổng chi tiêu của gia đình. Vai trò của HTX trong việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ tương đối ít quan trọng đối với các xã viên không tổ chức kinh tế hộ.

Bảng 11. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho xã viên

Chỉ tiêu Toàn bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1. Trung bình hàng tháng gia đình Ông/Bà chi tiêu bao nhiêu tiền để mua các sản phẩm/dịch vụ từ HTX (ngàn đồng/tháng)

3.339,42 4.445,36 602,27

2. Trung bình hàng tháng gia đình Ông/Bà chi tiêu hết bao nhiêu tiền cho gia đình (ngàn đồng/tháng)

4.120,14 4.813,75 2.803,70

3. Tỷ lệ chi tiêu từ HTX/tổng chi tiêu 81,05% 92,35% 21,48%

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Bảng 12 phản ánh HTX có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các mặt hàng có tính thiết yếu cho phần lớn các xã viên (các mặt hàng có nhu cầu thường xuyên và tương đối ổn định). Có gần 60% số lượng xã viên được hỏi cho rằng họ đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ HTX một cách thường xuyên và ổn định. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ HTX là cao hơn trong trường hợp các xã viên không tổ chức hoạt động kinh tế hộ (các chỉ số ở trên có thể cao hơn so với thực tế, vì trên thực tế các hộ gia đình có thể tự cung, tự cấp được các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng tháng của họ).

68

Bảng 12. Tính thường xuyên và tính ổn định trong sử dụng hàng hóa/dịch vụ của HTX (%)

Chỉ tiêuToàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1. Tính thường xuyên của việc sử dụng các

sản phẩm/dịch vụ của HTX59,46 52,17 69,57

2. Tính ổn định của việc sử dụng các sản

phẩm/dịch vụ của HTX57,58 43,90 76,19

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Qua đợt khảo sát của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển ở các tỉnh Bạc Liêu cho thấy, nhiều HTX ở tỉnh này đã đảm nhận rất tốt vai trò xóa đói giảm nghèo. HTX nuôi nghêu Thắng Lợi ở phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu hiện đang thu hút được sự tham gia của hơn 1.800 hộ nghèo ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn xã viên nghèo với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng. Một nghiên cứu khác được Liên hiệp HTX Việt Nam thực hiện cũng cho thấy HTX có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ các xã viên và hộ gia đình xã viên trong điều kiện kinh tế khó khăn. Theo đó, trong 1.650 HTX được khảo sát, có 57,4% HTX đã thực hiện trợ giúp về kinh tế cho các hộ xã viên nghèo.

Hỗ trợ vay vốn cho xã viên thông qua hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đang được coi là một biện pháp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Thông qua các hoạt động tài chính vi mô, các Quỹ tín dụng nhân dân đã giúp hàng triệu xã viên thoát khỏi tình trạng đi vay nặng lãi, tín dụng chợ đen trong quá trình huy động vốn cho sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, đẩy lùi nghèo đói và vươn lên khá giả.

HTX cũng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo thông qua phổ biến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, để phát triển sản xuất theo

69

chiều sâu. HTX tạo ra thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và hiện đại hóa sản xuất, hình thành các khu vực chuyên canh (trồng rau sạch, trái cây, chăn nuôi, v.v...), gắn sản xuất với thị trường, phát triển kinh tế và xóa bỏ cung cách làm ăn riêng lẻ, tự cung, tự cấp. HTX cũng tạo cơ hội cho các hộ nghèo phát triển ngành nghề thông qua quá trình tập trung vốn và mở rộng sản xuất, dạy nghề cho người lao động, tạo việc làm và thu nhập thông qua phát triển các ngành nghề mới.

Tóm lại, HTX ở nước ta hiện nay là nơi tập hợp của những người lao động nghèo, thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của HTX đã giúp nhóm người này cải thiện đời sống và góp phần đảm bảo mức sống tối thiểu của họ. Thực tế HTX đã góp phần tạo ra nguồn thu nhập quan trọng, cung cấp hàng hóa/dịch vụ giá rẻ cho xã viên, hỗ trợ xã viên tiếp cận các nguồn tín dụng vốn và kỹ thuật sản xuất mới.

Vai trò của HTX ở Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, Sự phát triển của HTX góp phần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng người dân được quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở với tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước.

70

Thái Lan

HTX nông nghiệp và HTX tín dụng là hai mô hình HTX tiêu biểu nhất ở Thái Lan. HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực: vay vốn, gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác. HTX tín dụng nông thôn đã ra đời rất lâu và có hoạt động hiệu quả trên khắp cả nước. Cùng với sự phát triển của các HTX tiêu dùng, các loại hình HTX nông nghiệp, công nghiệp cũng được phát triển mạnh, và trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước và giữ vững ổn định xã hội

Nhật Bản

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng.

Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Vai trò của HTX trong việc cải thiện thị trường lao động

Theo số liệu ở điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển năm 2011, mỗi hộ xã viên trung bình có 3,1 lao động, trong đó số có 1,39 lao động /hộ làm việc cho HTX và có 1,28 lao động/hộ là xã viên HTX. Kết quả này chỉ ra rằng HTX đã tạo ra gần 45% việc làm cho gia đình xã viên (Bảng 13). Tỷ lệ này cao hơn ở các hộ gia đình không tổ chức hoạt động kinh tế (trên 50%) và thấp hơn ở các hộ gia đình có tổ chức hoạt động kinh tế (khoảng trên 42%).

71

Bảng 13. Vai trò của HTX trong việc tạo việc làm cho các hộ xã viên

Chỉ tiêu

Tỷ lệ lao động tham gia HTX/hộ gia đình xã viên (%)

Toàn bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt động

kinh tế1. Lao động trong gia đình làm việc cho HTX 44,84 42,33 50,79

2. Lao động trong gia đình là xã viên HTX 41,29 38,35 48,81

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Ngoài việc tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm, HTX cũng góp phần tạo ra cơ hội làm việc thường xuyên và ổn định cho xã viên. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao, HTX đã tạo công văn việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cho hơn 12,5 triệu lao động. Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cũng cho kết quả tương tự (Bảng 14). Theo kết quả này, HTX góp phần tạo ra việc làm thường xuyên cho 85,88% xã viên. Đặc biệt HTX tạo ra việc làm thường xuyên cho 96,88% xã viên gia đình không tổ chức họat động kinh tế hộ. Ngoài ra, HTX cũng tạo ra việc làm ổn định cho hơn 75% xã viên, tỷ lệ này cao hơn (84,38%) đối với các xã viên gia đình không tổ chức kinh tế hộ.

Bảng 14. Vai trò của HTX trong việc tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động (%)

Chỉ tiêuToàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế1. Tính thường xuyên của công việc ở HTX của Ông/Bà

85,88 77,08 96,88

2. Tính ổn định về công việc ở HTX của Ông/Bà 75,00 65,96 84,38

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

72

Tóm lại, HTX ở nước ta hiện nay đang là một kênh quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm ổn định cho đông đảo người nghèo, có ít cơ hội để tham gia thị trường lao động ở các khu vực khác.

Vai trò của HTX trong việc thực thi các chính sách bảo hiểm

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên vai trò của HTX đối với việc thực thi các chính sách bảo hiểm đối với người lao động còn yếu. Năm 2005, có 2.460 xã viên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, năm 2006 tăng lên 2.996 xã viên và đến năm 2007 đã đạt 3.697 xã viên. Một số địa phương thực hiện tương đối tốt chế độ bảo hiểm xã hội như Phú Thọ có 178 HTX tham gia bảo hiểm xã hội với 1.278 người, Tuyên Quang có 98/220 HTX đóng bảo hiểm xã hội cho khoảng 44,3% người lao động, Yên Bái có 92 HTX tham gia bảo hiểm xã hội cho 609 người, Thanh Hóa có 329 HTX đóng bảo hiểm xã hội cho 2.338 người. Trong nông nghiệp, những tỉnh có tỷ lệ số HTX tham gia bảo hiểm xã hội cao là Nam Định (84% số HTX), Vĩnh Phúc (48%), Tuyên Quang (45%), Quảng Nam (59%), Phú Yên (49%).

Ngoài việc thực thi chính sách bảo hiểm xã hội, các HTX cũng đóng vai trò nhất định trong việc khuyến khích và tạo điều kiện để xã viên tham gia mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (Bảng 15). Có trên 58% xã viên được HTX khuyến khích hoặc hỗ trợ để mua bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện.

73

Bảng 15. Vai trò của HTX đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho xã viên (%)

Chỉ tiêuToàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế

1. Ông/Bà được HTX khuyến khích hoặc tạo thuận lợi để mua bảo hiểm xã hội bắt buộc

59,74 48,89 76,92

2. Ông/Bà được HTX khuyến khích hoặc tạo thuận lợi để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

58,54 46,81 75,86

3. Ông/Bà được HTX khuyến khích hoặc tạo thuận lợi để mua bảo hiểm y tế bắt buộc

68,83 53,33 96,30

4. Ông/Bà được HTX khuyến khích hoặc tạo thuận lợi để mua bảo hiểm y tế tự nguyện

68,29 54,35 90,00

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Tóm lại, HTX đã phần nào thực hiện được vai trò giúp người dân tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Các hình thức chủ yếu mà HTX có thể thực thi để giúp người dân tiếp cận dịch vụ bảo hiểm là đóng bảo hiểm cho xã viên và khuyến khích, tạo điều kiện để xã viên mua các loại bảo hiểm. Tuy nhiên, HTX chưa thực hiện được một cách đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm bắt buộc cho xã viên theo quy định của pháp luật.

Vai trò của HTX trong việc thực thi chính sách ưu đãi xã hội

Mặc dù việc thực thi chính sách ưu đãi xã hội qua HTX chưa được chính thức hóa, tuy nhiên các hoạt động ưu đãi xã hội đã được triển khai ở nhiều HTX dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau (đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sỹ, tạo công ăn việc làm cho các gia đình thương binh, liệt sỹ). Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển năm 2011 cho thấy có 31,34% xã viên được hỏi đã từng được hưởng các ưu đãi xã hội từ hoặc thông qua HTX (xem Bảng 16).

74

Bảng 16. Tỷ lệ xã viên được hưởng ưu đãi xã hội từ hoặc thông qua HTX (%)

Chỉ tiêuToàn

bộ mẫuNhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt động kinh tế

Ông/Bà được hưởng ưu đãi xã hội từ hoặc thông qua HTX

31,34 26,19 28,57

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Trên thực tế, các HTX đã triển khai nhiều hoạt động ưu đãi xã hội khá đa dạng (xem thêm: vai trò ASXH của HTX ở hộp dưới đây).

Vai trò ASXH của HTX

1. HTX Duy Sơn 2, tên đầy đủ là HTX Sản xuất dịch vụ - kinh doanh tổng hợp Duy Sơn 2, thành lập từ tháng 10/1978. Ông Lưu Ban, Chủ nhiệm đầu tiên khi HTX có tên HTX Nông nghiệp Duy Sơn 2 là người suy nghĩ táo bạo về việc đào tạo nhân lực. Khi đó, HTX chịu toàn bộ kinh phí cho số cán bộ trẻ đương chức tại HTX đi học các trường đại học. Ngay đối tượng con em gia đình chính sách, xã viên tốt nghiệp Trung học phổ thông có nguyện vọng xin đi học rồi trở về phục vụ HTX đều được ông Lưu Ban bàn bạc cùng Ban quản trị, Ban kiểm soát của HTX và đồng ý giúp đỡ, tạo điều kiện.

Nhiều cán bộ công tác lâu năm tại HTX nhớ lại, lương hàng tháng của các cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo được HTX trả bằng lương cán bộ HTX; giáo viên cấp 1 và 2 mỗi tháng được HTX bồi dưỡng 5kg gạo. Trong những năm 80 (thế kỷ XX), HTX đã mạnh dạn bỏ ra kinh phí rất lớn (trên 700 triệu đồng) để xây dựng các cơ sở trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến cấp 1 và 2 để đủ trường lớp rất khang trang cho con em Duy Sơn. Trong công tác chăm sóc sức khỏe, HTX có chính sách bồi dưỡng cho các y sĩ, cán bộ ở Trạm y tế xã mỗi tháng thêm 50% lương chính. Về phần xã viên ốm đau nằm ở trạm xá xã, HTX “đài thọ” 10 ngày tiền cơm thuốc.

Ở góc độ xã hội, HTX Duy Sơn 2 nhận phụng dưỡng hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mỗi năm nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 còn tặng 5-7 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách và không thu thủy

75

lợi phí trên ruộng của gia đình liệt sĩ. Những xã viên và đảng viên cao tuổi mỗi năm HTX đều tổ chức mừng thọ. Xã viên ốm đau được HTX hỗ trợ kinh phí từ 100-500 nghìn đồng; Ban dân chính được hỗ trợ mỗi thôn 250 nghìn đồng/tháng (HTX có 4 thôn). Mỗi năm, HTX đóng góp làm nhà tình nghĩa từ 10-20 triệu đồng và đóng góp ngân sách xã từ 10-15 triệu đồng. Cán bộ và người lao động có hợp đồng làm việc với HTX đều được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo đúng luật quy định. Riêng xã viên HTX được mua bảo hiểm tai nạn 24/24h, vì vậy trong lao động sản xuất xã viên rất yên tâm.

Ông Phạm Văn Du, Chủ nhiệm HTX Duy Sơn 2 cho hay, tại đơn vị, đến nay chỉ có hai trường hợp được đại hội xã viên thống nhất chi hỗ trợ thường xuyên kể từ ngày nghỉ làm việc tại HTX cho đến khi mất. Chính sách đặc biệt này dành cho cố Chủ nhiệm Lưu Ban với định suất 600 nghìn đồng/tháng trong thời kỳ đầu, sau tăng dần hằng năm, tính đến năm 2009 đạt mức 1 triệu đồng/tháng. Còn người thứ hai là Đinh Nhạn - nguyên Phó Chủ nhiệm HTX. Ông Nhạn trong lúc làm việc bị đau ốm, sau đó bị mù lòa, được HTX chi hỗ trợ mỗi tháng bằng 50% mức của cụ Lưu Ban, còn ốm đau được HTX vẫn hỗ trợ thêm kinh phí.

Trong những ngày cuối đời, cụ Lưu Ban ốm nặng và có nguyện vọng tu sửa nhà ở, HTX chi 20 triệu đồng hỗ trợ, đồng thời chi 15 triệu đồng cho trường Tiểu học số 2 Duy Sơn làm công trình cầu trượt cho học sinh ghi tên “Lưu Ban - Anh hùng Lao động tặng”. Nhất là khi Anh hùng Lao động Lưu Ban qua đời (đêm 31/12/2009), tập thể HTX đã cùng huyện, xã tập trung lo tang lễ tại tư gia rất chu đáo. Có lẽ, từ những chính sách thấm đẫm tình người và cách cư xử “cận nhân tình” sẽ là lực hút những người trong tập thể lại với nhau, kết nối cộng đồng bền chặt.

2. Cứ đến dịp 27/7, ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm, HTX TTCN 27/7 Đại Lộc vẫn thường được nhắc đến không chỉ như một điển hình về nỗ lực vượt khó mà còn là một “tổ ấm”. Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, đơn vị tìm hiểu tâm tư nguyện vọng khó khăn của từng người lao động, từng đồng chí thành viên (nơi có 37 thương

76

bệnh binh và được công nhận hội viên của Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của người tàn tật Việt Nam từ tháng 3/2006). Tìm hiểu, để kịp thời giúp đỡ trong trường hợp ốm đau, tai nạn, có người thân qua đời, v.v… Riêng những ngày tết âm lịch đều có tổ chức tặng quà, phân công cán bộ quản lý đến thăm hỏi động viên từng gia đình.

Tổ chức khuyến học của HTX hằng năm cũng rất hiệu quả, như tổ chức khen thưởng cho các cháu có thành tích học tập ở bốn cấp (mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT). Riêng các em đỗ vào đại học được tặng thưởng 500 nghìn đồng/người, cao đẳng 400 nghìn đồng/người, trung cấp chuyên nghiệp 300 nghìn đồng/người. Trong điều kiện tài chính “tương đối” của mình, hằng năm HTX chi từ quỹ phúc lợi bình quân trên 40 triệu đồng. Những hoạt động “bên lề” này lại bổ trợ rất nhiều cho mục đích lớn nhất : giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho gần 200 lao động tại chỗ và hàng trăm lao động thời vụ tại địa phương. Trong số đó, có những thương bệnh binh mất sức 35-81%. Ở HTX 27/7, công việc sản xuất kinh doanh luôn “đan xen” với công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa nhà tạm, quỹ vì người nghèo, đóng góp xây dựng cụm văn hóa, bia tưởng niệm, v.v…, những hoạt động mà lẽ ra những thành viên sáng lập như họ thường được cộng đồng xã hội quan tâm lo lắng.

Nguồn: Liên hiệp HTX Việt Nam, http://www.vca.org.vn.

Tóm lại, mặc dù không được quy định về nghĩa vụ trong luật HTX nhưng vì HTX là tổ chức có tính cộng đồng cao nên HTX đã thực hiện được một phần chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước dưới các hình thức phong phú đa dạng có tính cộng đồng cao.

Vai trò của HTX trong việc thực hiện trợ giúp xã hội

Nhìn chung, tỷ lệ xã viên được HTX trợ cấp thông qua các hoạt động trợ cấp chính thức còn thấp (xem Bảng 17). Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% số xã viên đã nhận được các khoản trợ cấp đột xuất và 12,2% số xã viên được nhận các khoản trợ cấp thường xuyên từ HTX.

77

Bảng 17. Tỷ lệ xã viên được hưởng trợ cấp từ hoặc thông qua HTX (%)

Chỉ tiêuToàn bộ

mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế1. Ông/Bà được hưởng trợ cấp đột xuất từ hoặc thông qua HTX

50,70 51,16 43,48

2. Ông/Bà được hưởng trợ cấp thường xuyên từ hoặc thông qua HTX

12,12 12,20 4,76

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Thực tế đã cung cấp rất nhiều ví dụ điển hình về việc HTX giúp đỡ xã viên trong cuộc sống. Với tên gọi như tổ đoàn kết trên biển, tổ hợp tác, bà con ở Quảng Bình, Khánh Hòa, Cà Mau, v.v… không chỉ tập hợp lại để giúp nhau làm kinh tế, cùng khai thác, đánh bắt hải sản mà còn hỗ trợ và bảo vệ nhau những khi gặp hoạn nạn ngoài khơi xa. Năm 2008 và 2009, bình quân mức chia lợi nhuận của HTX cho xã viên đạt 95% tổng số vốn góp.

Tóm lại, ngoài việc thực hiện trợ giúp xã hội dưới hình thức trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất, HTX còn có khả năng thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội mang tính cộng đồng cao mà các tổ chức khác khó có thể thực hiện được như hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất.

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ HIỆN NAY

Xu hướng gắn kinh tế gia đình với kinh tế HTX

Thông thường các thành viên của HTX có hoạt động kinh tế giống nhau và ở trên cùng một địa bàn, có nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội. HTX có thể đáp ứng các nhu cầu chung này cho xã viên hiệu quả cao hơn so với từng thành viên tự đáp ứng. Vì vậy, xu hướng gắn kết kinh tế gia đình và kinh tế HTX được thể hiện khá rõ ràng. Xu hướng gắn kết kinh tế gia đình và kinh tế HTX được thể hiện thông qua các cơ chế khác nhau. Thứ nhất, HTX góp phần

78

nâng cao năng lực sinh kế cho xã viên. Thứ hai, HTX giúp xã viên cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Thứ ba, HTX giúp xã viên mở rộng phát triển kinh tế hộ.

Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cho thấy, nâng cao năng lực sinh kế của xã viên là một trong những hướng phát triển đang diễn ra ở các HTX ở nước ta hiện nay. Xu hướng nâng cao năng lực sinh kế được thể hiện ở tỷ lệ xã viên hài lòng với với các tiêu chí: (i) tăng thu nhập nhờ có công ăn việc làm ổn định ở HTX; (ii) nâng cao hiệu quả sản xuất của hoạt động kinh tế hộ gia đình/cá thể do được HTX hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất; (iii) phát triển kỹ năng chuyên môn/nghề nghiệp cho xã viên; (iv) nâng cao được hiệu quả sản xuất của hoạt động kinh tế hộ gia đình/cá thể do được HTX hướng dẫn về kỹ năng quản lý và kinh doanh; và (v) mở rộng sản xuất kinh doanh do HTX có khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn.

Bảng 18. Tác động của lợi ích nâng cao năng lực sinh kế của HTX (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ hài lòng

Toàn bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế1. Tăng thu nhập nhờ có công ăn việc làm ổn định ở HTX

80,49 70,45 93,75

2. Nâng cao được hiệu quả sản xuất của hoạt động kinh tế hộ gia đình/cá thể do được HTX hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất.

78,21 86,67 62,96

3. Phát triển kỹ năng chuyên môn/ nghề nghiệp cho xã viên

76,83 76,09 77,42

4. Nâng cao được hiệu quả sản xuất của hoạt động kinh tế hộ gia đình/cá thể do được HTX hướng dẫn về kỹ năng quản lý và kinh doanh

71,05 78,26 56,00

5. Mở rộng sản xuất kinh doanh do HTX có khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn

66,67 68,89 66,67

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

79

Kết quả điều tra chỉ ra rằng trên 65% số lượng xã viên được hỏi hài lòng với khả năng nâng cao năng lực sinh kế của các HTX (xem Bảng 18). Tuy nhiên, tỷ lệ xã viên hài lòng với các tiêu chí nâng cao năng lực sinh kế ở nhóm xã viên có tổ chức hoạt động kinh tế hộ cao hơn nhóm xã viên gia đình không tổ chức kinh tế hộ. Điều này phần nào phản ánh xu hướng gắn liền kinh tế HTX với kinh tế hộ.

Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cho thấy, tiết kiệm chi tiêu/chi phí cho xã viên cũng đang là một hướng phát triển ở các HTX ở nước ta hiện nay. Hướng giúp xã viên cắt giảm chi tiêu/chi phí được thể hiện ở tỷ lệ xã viên hài lòng với các tiêu chí: (i) tiết kiệm được chi tiêu gia đình do sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX; (ii) tiết kiệm được chi phí sản xuất/kinh doanh thông qua việc mua vật tư/dịch vụ từ HTX; (iii) tiết kiệm được chi phí bán hàng nhờ bán hàng thông qua HTX; (iv) tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh nhờ sử dụng các tài sản chung của HTX; và (v) tiết kiệm được vốn đầu tư nhờ sử dụng các tài sản chung của HTX.

Bảng 19. Tác động của lợi ích tiết kiệm chi phí của HTX (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ hài lòng

Toàn bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt động

kinh tế1. Tiết kiệm được chi tiêu gia đình do sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX

76,25 76,60 70,37

2. Tiết kiệm được chi phí sản xuất/kinh doanh thông qua việc mua vật tư/dịch vụ từ HTX

61,25 68,09 44,44

3. Tiết kiệm được chi phí bán hàng nhờ bán hàng thông qua HTX

55,26 59,09 46,15

4. Tiết kiệm được chí phí sản xuất kinh doanh nhờ sử dụng các tài sản chung của HTX

54,79 62,22 34,78

5. Tiết kiệm được vốn đầu tư nhờ sử dụng các tài sản chung của HTX

54,67 57,78 41,67

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

80

Kết quả ở Bảng 19 chỉ ra rằng trên 55% số lượng xã viên được hỏi hài lòng với khả năng của HTX trong việc tiết kiệm chi tiêu/chi phí cho họ. Kết quả này phản ánh việc giúp xã viên cắt giảm chi phí là xu hướng phổ biến ở các HTX hiện nay. Tỷ lệ xã viên hài lòng với các tiêu chí giúp xã viên cắt giảm chi tiêu/chi phí ở nhóm xã viên có tổ chức hoạt động kinh tế hộ cao hơn nhóm xã viên gia đình không tổ chức kinh tế hộ. Điều này phần nào phản ánh các xã viên tham gia HTX để giúp họ cắt giảm chi phí sản xuất/kinh doanh trong hoạt động kinh tế hộ.

Kết quả ở Bảng 20 cho thấy, mở rộng cơ hội kinh tế cho xã viên cũng đang là một hiện tượng, tuy nhiên không thật phổ biến ở các HTX ở nước ta hiện nay. Hướng mở rộng cơ hội kinh tế cho xã viên được thể hiện ở tỷ lệ xã viên hài lòng với với các tiêu chí: (i) đóng góp và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi của gia đình; (ii) đóng góp và sử dụng hiệu quả các tài sản nhàn rỗi của gia đình; (iii) tiếp cận các nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn thông qua HTX; (iv) nâng cao thu nhập nhờ bán hàng qua HTX với giá cao hơn; và (v) tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn thông qua HTX.

Bảng 20. Tác động của lợi ích cơ hội của HTX (%)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ hài lòng

Toàn bộ mẫu

Nhóm mẫu gia đình có hoạt động kinh tế

Nhóm mẫu gia đình không hoạt

động kinh tế1. Tăng thu nhập từ góp vốn vào HTX 63,75 56,25 69,232. Đóng góp và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi của gia đình

48,75 48,94 44,44

3.Tiếp cận các nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn thông qua HTX

40,00 36,17 40,74

4. Nâng cao thu nhập nhờ bán hàng qua HTX với giá cao hơn

39,73 44,19 33,33

5. Tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn thông qua HTX

28,95 28,89 32,00

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

81

Kết quả điều tra chỉ ra rằng mở rộng cơ hội sinh kế chưa thật sự được thực hiện rộng rãi ở các HTX tuy nhiên là một xu hướng quan trọng đang diễn ra ở các HTX. Tỷ lệ xã viên hài lòng với các khoản mục của tiêu chí này ở các HTX biến động từ 28-64% (xem Bảng 20). Tuy nhiên, phần lớn các khoản mục của tiêu chí này có tỷ lệ xã viên hài lòng ở mức dưới 50%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ xã viên hài lòng với các tiêu chí mở rộng cơ hội kinh tế cho xã viên ở nhóm xã viên có tổ chức hoạt động kinh tế hộ cao hơn nhóm xã viên gia đình không tổ chức kinh tế hộ. Điều này phần nào phản ánh các xã viên tham gia HTX để giúp họ mở rộng cơ hội kinh tế cho hoạt động kinh tế hộ.

Các số liệu trên phản ánh rằng phát triển HTX theo hướng gắn liền với kinh tế hộ đang là xu hướng phát triển quan trọng ở các HTX ở nước ta hiện nay. Xu hướng gắn kết kinh tế gia đình và kinh tế HTX được thể hiện thông qua ba cơ chế cơ bản. Thứ nhất, HTX góp phần nâng cao năng lực sinh kế cho xã viên. Thứ hai, HTX giúp xã viên cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Thứ ba, HTX giúp xã viên mở rộng phát triển kinh tế hộ.

Xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng

HTX thường gắn với một cộng đồng dân cư, tạo sự ổn định trong các cộng đồng và gắn kết các thành viên cộng đồng với nhau. Thông qua HTX, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ như thăm hỏi, giúp đỡ nhau trong lúc hiếu, hỷ, ốm đau. HTX theo sự lớn mạnh của mình có thể tổ chức các hoạt động xã hội, văn hoá và hoạt động chăm lo cộng đồng làm cộng đồng dân cư trở nên đoàn kết và thân thiết với nhau hơn. Từ đó, HTX góp phần giải quyết ngay tại gốc các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Nhiều HTX đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng trong cộng đồng hoặc là nơi tiếp nhận/triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước. HTX cải thiện tình trạng xuống cấp và không ngừng phát triển

82

hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà trẻ và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác. Hơn nữa, HTX cũng đã giúp cộng đồng quản lý và khai thác hiệu quả các công trình được xây dựng trên cơ sở nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của HTX và xã viên HTX.

HTX tổ chức hoặc tài trợ cho các sự kiện văn hóa cộng đồng. Các hoạt động văn hoá có thể được phát triển trong cộng đồng xã viên HTX nói riêng và cộng đồng dân cư tại địa phương nói chung. Ngoài ra, HTX cũng là một trong những tác nhân quan trọng góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa cộng đồng thông qua việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Các cá nhân, hộ gia đình thông qua HTX được tập hợp trong một tổ chức, giúp đỡ lẫn nhau toàn diện về kinh tế và đời sống, có thể tự giải quyết các vấn đề nội bộ cộng đồng theo tinh thần tương thân, tương ái, từ đó góp phần giải quyết ngay từ gốc các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần ổn định xã hội. HTX góp phần nâng cao tình làng, nghĩa xóm và tinh thần tương trợ nhau những lúc khó khăn. Các HTX đặc thù như HTX của người mù, HTX của thương binh, HTX của cựu chiến binh, HTX của phụ nữ đơn thân, v.v... đã tạo điều kiện cho những xã viên có hoàn cảnh đặc biệt, nương tựa vào nhau cùng tham gia sản xuất, tự nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thực tế, không quá khó khăn để nhìn thấy những giá trị nhân văn này của HTX. Với tên gọi như tổ đoàn kết trên biển, tổ hợp tác, bà con ở Quảng Bình, Khánh Hòa, Cà Mau, v.v… không chỉ tập hợp lại để giúp nhau làm kinh tế, cùng khai thác, đánh bắt hải sản mà còn hỗ trợ và bảo vệ nhau những khi gặp hoạn nạn ngoài khơi xa.

Một nghiên cứu khác mới được Liên hiệp HTX Việt Nam tiến hành cũng cho thấy HTX có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ các xã viên và hộ gia đình xã viên trong điều kiện kinh tế khó khăn. 88,3% HTX hỗ trợ về kinh tế khi xã viên, hộ gia đình xã viên có việc hiếu hỷ, ốm đau, cơ nhỡ; 61,5% HTX đầu tư xây dựng đường thôn,

83

xã; 44,4% HTX đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng; 81,4% HTX đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng, v.v…).

Ở nhiều nước, HTX trở thành một khu vực kinh tế phát triển, đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của xã viên. HTX là tổ chức thu hút đông đảo người dân hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của họ. Các HTX tiêu dùng, nhà ở, thầy thuốc giúp xã viên giải quyết những nhu cầu trong cuộc sống của mình. Thông qua HTX, Chính phủ có thể giải quyết các mục tiêu xã hội cho cộng đồng. Thực chất ở những nước này, HTX đã phần nào trợ giúp Chính phủ giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết yếu của xã hội.

Xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng đang được hình thành khá rõ nét ở nước ta. HTX góp phần phát triển cộng đồng thông qua việc liên kết các cá nhân trong cộng đồng xung quanh HTX, phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa và giữ gìn các giá trị văn hóa cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và khi khó khăn.

Xu hướng doanh nghiệp hóa HTX

Xu hướng doanh nghiệp hóa HTX đang bắt đầu nổi lên như một xu hướng ở các HTX ở nước ta hiện nay. Các HTX này (phần lớn là những HTX mới được hình thành) đang hoạt động như những doanh nghiệp và thường được quản lý bởi một số ít người có số vốn góp chiếm ưu thế trong HTX, xã viên trong HTX thực chất chỉ là những người lao động làm thuê, quyền biểu quyết của họ chỉ mang tính hình thức. Đây là thực tế của phần lớn các HTX được đánh giá là HTX giàu, mạnh hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều người lại hiểu HTX là một loại hình doanh nghiệp, nhưng lại được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với doanh nghiệp. Cách hiểu này dẫn đến tình trạng phổ biến hiện nay là có nhiều tổ chức chỉ mượn danh là HTX, nhưng lại hoạt động như một doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp hóa các HTX có thể dẫn đến các nguyên tắc cơ bản của HTX đặc biệt là nguyên tắc dân chủ và minh bạch không được thực hiện đầy đủ ở

84

HTX cũng như sẽ gây khó khăn cho Nhà nước trong quá trình thực hiện các chính sách đối với HTX.

Hiện tượng doanh nghiệp hóa HTX có thể xảy ra khi tất cả hoặc phần lớn xã viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX (đối với mô hình HTX dịch vụ phục vụ xã viên) hoặc phần lớn xã viên chỉ còn vốn góp nhưng không còn là lao động trực tiếp trong HTX (đối với mô hình HTX của người lao động).

Tóm lại, xu hướng doanh nghiệp hóa HTX đang dần phổ biến ở nước ta. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, một số cá nhân góp vốn nhiều cho HTX và dần dần định hướng phát triển theo mục đích lợi nhuận. Thứ hai, các xã viên HTX giảm dần việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX hoặc giảm dần việc góp sức vào HTX. Các xu hướng này sẽ làm cho các HTX tồn tại không giống với bản chất của chúng.

TƯƠNG LAI HỢP TÁC XÃ TỪ Ý KIẾN XÃ VIÊN

Mục tiêu hoạt động của HTX

Kết quả điều tra xã viên ở Bảng 21 thể hiện rằng, các HTX trong tương lai cần được định hướng để tạo ra công ăn việc làm và cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã viên hơn là phát triển theo mô hình doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng bản chất của HTX ở nước ta hiện nay (đã được trình bày ở các phần trước).

Bảng 21. Ý kiến xã viên về mục tiêu phát triển HTX trong tương lai (%)

Chỉ tiêu Chung Có hoạt động kinh tế gia đình

Không có hoạt động kinh tế gia đình

1. Cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho xã viên 23,29 38,10 3,57

2. Tạo công ăn/việc làm cho xã viên 65,75 57,14 78,57

3. Tạo lợi nhuận để phân phối lại cho xã viên 10,96 4,76 17,86

Tổng 100 100 100

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

85

Yêu cầu cơ bản đối với xã viên

Về điều kiện tham gia HTX (xem Bảng 22), theo ý kiến của các xã viên, cam kết góp sức là điều kiện quan trọng nhất để một cá nhân có thể trở thành xã viên HTX. Trong khi đó góp vốn được coi là điều kiện quan trọng thứ hai và và cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều kiện quan trọng thứ ba.

Bảng 22. Điều kiện quan trọng nhất để trở thành xã viên (%)

Chỉ tiêu Chung Có hoạt động kinh tế gia đình

Không có hoạt động kinh tế gia đình

1. Cam kết sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX 13,70 16,67 3,702. Cam kết đóng góp sức lao động vào HTX 46,58 40,48 59,263. Đóng góp vốn vào HTX 39,73 42,86 37,04

Tổng 100 100 100

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Có lẽ quy mô vốn HTX hiện nay còn thấp, nên để duy trì sự phát triển của HTX nhiều xã viên cho rằng tư cách xã viên có thể bị miễn trừ nếu họ không thực hiện được nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, đối với nhóm xã viên có gia đình không tổ chức hoạt động kinh tế lại đề cao khía cạnh đóng góp sức lao động vào HTX (xem Bảng 23).

Bảng 23. Yếu tố quan trọng nhất quyết định bãi miễn tư cách xã viên (%)

Chỉ tiêu Chung Có hoạt động kinh tế gia đình

Không có hoạt động kinh tế gia đình

1. Không sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX trong 12 tháng liên tục

17,24 22,22 5,00

2. Không đóng góp sức lao động vào HTX trong ba tháng liên tục

37,93 19,44 75,00

3. Mức vốn đóng góp vào HTX thấp hơn mức vốn tối thiểu trong vòng ba tháng liên tục

44,83 58,33 20,00

Tổng 100 100 100

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

86

Vai trò của HTX đối với ASXH trong tương lai

Nhiều ý kiến xã viên cho rằng trong tương lai HTX cần tăng cường thực hiện vai trò ASXH cho người lao động và cộng đồng, đặc biệt là lập các quỹ trợ giúp đột xuất cho xã viên (Bảng 24)

Bảng 24. Những điều HTX nên thực hiện (%)

Chỉ tiêu ChungCó hoạt

động kinh tế gia đình

Không có hoạt động kinh tế

gia đình

1. Ưu tiên tuyển dụng người tàn tật vào làm việc ở HTX 50,00 52,63 40,00

2. Trích quỹ để giúp xã viên mua bảo hiểm xã hội tự nguyện 59,70 70,00 45,45

3. Trích quỹ để giúp xã viên mua bảo hiểm xã hội bắt buộc 64,52 82,05 42,11

4. Trích quỹ để giúp xã viên mua bảo hiểm y tế tự nguyện 75,00 80,49 68,18

5. Trích quỹ để giúp xã viên mua bảo hiểm y tế bắt buộc 72,13 86,84 52,63

6. Lập quỹ trợ cấp đột xuất cho xã viên 84,38 92,11 68,18

7. Lập quỹ trợ cấp thường xuyên cho xã viên 61,02 69,44 40,00

8. Lập quỹ ưu đãi xã hội thông qua HTX 79,66 86,11 63,16

Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2011.

Tóm lại, theo ý kiến của xã viên thì tạo việc làm là mục tiêu quan trọng nhất mà HTX cần hướng tới, tiếp đến là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho xã viên. Tuy nhiên, góp sức là yếu tố quan trọng nhất và góp vốn là yếu tố quan trọng thứ nhì trong việc xác định tư cách xã viên HTX. Ngoài ra, HTX trong tương lai cũng cần lập quỹ để giúp xã viên tiếp cận dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thực hiện ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội.

87

Vai trò của HTX ở Đức và Mỹ

Đức

Ở Cộng hòa Liên bang Đức, HTX đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp đang nắm thị phần cao đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng; 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho. Ngoài ra, với trên 3.000 HTX, các HTX nông nghiệp đang chiếm khoảng 60% số lượng HTX trên toàn nước Đức. Tổng doanh thu của tất cả các HTX nông nghiệp và 26 liên hiệp HTX nông nghiệp năm 2007 là hơn 38,3 tỷ euro. Các HTX nông nghiệp đã thu hút tổng cộng 2,2 triệu thành viên. HTX nông nghiệp của Đức hoạt động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác nhau như dịch vụ quản lý chợ, vệ sinh, vật liệu xây dựng, tín dụng.

Mỹ

HTX có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp Mỹ. Năm 2002, 3.140 HTX nông nghiệp cung cấp cho khoảng 3,1 triệu nông dân, dịch vụ tiếp thị nông nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp chiếm tới 28% thị phần. Riêng trong khu vực HTX phi nông nghiệp, 84 triệu người dân Mỹ là xã viên của hơn 9.500 liên hiệp tín dụng; trên 850 HTX điện phục vụ gần 40 triệu người dân tại 47 bang của Mỹ; khoảng 1,5 triệu gia đình sinh sống tại các nhà ở của HTX nhà ở và trên 3 triệu người là xã viên của 5.000 HTX thực phẩm. Khu vực HTX mạnh với số lượng lớn công dân Mỹ tham gia HTX trong một nền kinh tế có tính cạnh tranh rất mạnh ở Mỹ chứng tỏ hiệu quả của HTX. HTX được tổ chức để đáp ứng nhu cầu xã viên, tập trung vào việc tạo ra lợi ích cho xã viên hơn là lợi nhuận cho nhà đầu tư. Việc định hướng vào xã viên làm cho HTX khác cơ bản với các công ty.

Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

88

KẾT LUẬN

Về quá trình phát triển của HTX

Sự phát triển nhanh chóng của các tổ hợp tác trong những năm gần đây một mặt phản ánh nhu cầu cao về hợp tác trong tổ chức sản xuất của người lao động, mặt khác phản ánh sự hợp tác giữa những người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là nguồn gốc và động lực phát triển của tổ hợp tác nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng.

Thực trạng phát triển của HTX ở nước ta từ năm 1955 đến nay phản ánh tính bất ổn trong sự phát triển của HTX. Tuy nhiên, sự phục hưng của HTX trong gần 10 năm trở lại đây, sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau phản ánh việc phát triển HTX là một yêu cầu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta.

Trong thời kỳ 1955-1986 sự phát triển của các HTX ở nước ta mang nặng tính áp đặt, các nguyên tắc cơ bản của HTX như tự nguyện, tự chủ, công bằng và minh bạch chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đã tạo ra một hệ thống HTX lớn về mặt số lượng và quy mô, nhưng không phản ánh được bản chất của HTX.

Bài học về sự suy thoái của các HTX trong giai đoạn 1987-1996 phản ánh sự lỗi thời của hệ thống HTX hoạt động không dựa trên các nguyên tắc cơ bản của HTX được thành lập trước 1986 trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra, sự suy thoái của hệ thống HTX trong thời kỳ này cũng cho thấy rằng để tồn tại và phát triển bền vững các HTX cần được thành lập trên cơ sở các nhu cầu chung của xã viên hơn là sự áp đặt của các cơ quan chính quyền.

Đặc điểm phát triển của HTX trong giai đoạn 1997-2003 (giải thể, lập mới, chuyển đổi) khẳng định các HTX không được thành lập trên cơ sở tinh thần tự nguyện của xã viên, không có khả năng tự chủ khó có cơ hội tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Ngoài ra sự ra đời của một loạt HTX mới và sự phát triển rộng rãi của HTX ở khu vực nông thôn và khu vực khó khăn trong thời kỳ này phản

89

ánh HTX là hình thức tổ chức kinh tế cần được ưu tiên phát triển đặc biệt là ở khu vực nông thôn và khu vực mà người dân gặp nhiều khó khăn hay bất lợi.

Sự hồi phục và phát triển của HTX trong giai đoạn 2004 đến nay phản ánh xu thế phát triển tất yếu của kinh tế hợp tác trong giai đoạn mới. Ngoài ra sự phát triển của hệ thống các liên hiệp HTX ngành nghề trong thời kỳ này phần nào phản ánh yêu cầu hợp tác ở trình độ cao của kinh tế hợp tác.

Về tác động của cơ chế, pháp luật và chính sách đến sự phát triển của HTX

Trong giai đoạn 1955-1986, HTX được coi là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức vì vậy đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến sự phát triển thiếu nội lực. Sau năm 1986, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã làm cho vai trò của HTX trong nền kinh tế giảm dần. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện này, các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch dần được củng cố ở các HTX. Điều này đã tạo ra những thay đổi về bản chất của HTX từ năm 1986 đến nay.

Tác động của pháp luật đến HTX được thể hiện rõ nhất vào các thời kỳ sau năm 1996 và sau năm 2003. Sự ra đời của Luật HTX vào năm 1996 đã làm cho HTX trở nên tự chủ hơn, ít chịu sự chi phối hơn từ các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này đã góp phần cải thiện nguyên tắc tự chủ của HTX. Luật HTX năm 2003 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX thông qua việc cho phép các pháp nhân tham gia HTX. Tuy nhiên sự tham gia của các pháp nhân đã tạo ra định hướng lợi nhuận hay doanh nghiệp hóa của nhiều HTX. Điều này cũng cản trở việc gia nhập HTX của một số lao động có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều địa phương.

90

Trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra và triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX. Các chính sách này phần nào đã tác động đến sự phát triển của HTX, tuy nhiên tác động của các chính sách này còn tương đối hạn chế. Theo đánh giá của chúng tôi những hạn chế này xuất phát từ sự không rõ ràng trong nhận thức về khái niệm HTX. Hợp tác xã cần được coi là một tổ chức kinh tế - xã hội (hơn là tổ chức kinh tế thuần túy theo các văn bản pháp luận hiện hành) thì các chính sách ưu đãi xã hội về mặt đất đai, thuế, đầu tư, và các ưu đãi xã hội khác mới có thể được thực thi một cách thông suốt và hiệu quả.

Về quy mô, đóng góp và hiệu quả của HTX

Quy mô nhỏ cùng xu hướng giảm dần trong đóng góp của kinh tế HTX vào GDP phản ánh kinh tế HTX là khu vực kinh tế đang bị tụt hậu so với các khu vực kinh tế khác. Quy mô vốn bình quân và cấu trúc tài chính của HTX phản ánh quy mô vốn nhỏ và sự khó khăn trong việc huy động vốn của các HTX.

Quy mô xã viên lớn và sự gia tăng quy mô xã viên trong trong toàn khu vực kinh tế HTX phản ánh vai trò quan trọng của HTX đối với việc giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội đặc biệt là ở khu vực nông thôn và tính cộng đồng cao của HTX.

Với số liệu năm 2007, mức vốn bình quân là 2.375,09 triệu đồng và mức lợi nhuận bình quân là 89,38 triệu đồng/HTX, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của HTX chỉ đạt mức 3,7%. Con số này cho thấy hiệu quả kinh doanh của HTX là tương đối thấp. Chính vì vậy, nếu coi HTX là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, HTX khó có cơ hội tồn tại.

Về mục tiêu, tổ chức và hoạt động của HTX

Các số liệu trên chỉ ra rằng mức thu nhập bình quân lao động ở HTX hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Vì vậy, chỉ với mục tiêu tạo công ăn việc làm thì HTX chỉ phần nào giúp

91

người lao động có được mức thu nhập tối thiểu chứ khó có thể giúp người lao động làm giàu.

Các số liệu kinh tế thứ cấp và kết quả điều tra xã viên đều khẳng định HTX là tổ chức kinh tế tập hợp những người lao động có điều kiện kinh tế khó khăn lại với nhau nhằm mục đích sản xuất hàng hóa/dịch vụ phục vụ cho xã viên hoặc tạo công ăn việc làm cho xã viên.

Theo ý kiến của xã viên thì tạo việc làm là mục tiêu quan trọng nhất mà HTX cần hướng tới, tiếp đến là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho xã viên. Bên cạnh đó, góp sức là yếu tố quan trọng nhất và góp vốn là yếu tố quan trọng thứ nhì trong việc trong việc xác định tư cách xã viên HTX.

Kết quả này chỉ ra rằng HTX đã thực hiện rất tốt việc kết hợp các sức mạnh nội bộ, tuy nhiên chưa thực hiện tốt việc liên kết sức mạnh với bên ngoài. Ngoài ra, kết quả này cũng phản ánh rằng HTX là tổ chức có vai trò phát huy sức mạnh của sự hợp tác cho các xã viên. Các HTX phục vụ các xã viên có hoàn cảnh khó khăn hơn (gia đình không tổ chức hoạt động kinh tế hộ) tốt hơn việc phục vụ các xã viên có điều kiện tốt hơn (gia đình tổ chức hoạt động kinh tế).

Nhìn chung, các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công bằng, minh bạch đã được triển khai nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể xã viên. Các nguyên tắc dân chủ và minh bạch được thực hiện rộng rãi nhất, đáp ứng được yêu cầu của từ 62-72% số xã viên. Trong khi đó các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, và công bằng chỉ đáp ứng được nhu cầu của từ 50-67% số xã viên. Các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công bằng, minh bạch và tự chủ nhận được sự đánh giá cao hơn từ nhóm các xã viên có gia đình tham gia hoạt động kinh tế. Điều này phản ánh rằng các HTX dịch vụ có thể thực hiện tốt hơn các HTX lao động trong việc thực thi các nguyên tắc của HTX.

Tỷ lệ xã viên hài lòng với HTX, tỷ lệ xã viên có ý định gắn bó với HTX, tỷ lệ xã viên có ý định giới thiệu người thân, bạn bè gia

92

nhập HTX tương đối cao phản ánh các HTX đã đáp ứng được các mong đợi của xã viên, mặt khác phản ánh yêu cầu khách quan phải tiếp tục phát triển HTX trong thời gian tới.

Về vai trò của HTX đối với ASXH

HTX ở nước ta hiện nay là nơi tập hợp những người lao động nghèo, thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của HTX đã giúp nhóm người này cải thiện đời sống và bảo đảm mức sống tổi thiểu. Thực tế, HTX đã góp phần tạo ra nguồn thu nhập quan trọng cho xã viên, cung cấp hàng hóa/dịch vụ giá rẻ, cung cấp các nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật cho xã viên. HTX ở nước ta hiện nay đang là một kênh quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người nghèo, có ít cơ hội để tham gia thị trường lao động ở các khu vực khác.

HTX đã phần nào thực hiện được vai trò giúp người dân tiếp cận được với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Các hình thức chủ yếu mà HTX có thể thực thi để giúp người dân tiếp cận dịch vụ bảo hiểm là đóng bảo hiểm cho xã viên và khuyến khích, tạo điều kiện để xã viên mua các loại bảo hiểm. Tuy nhiên HTX chưa thực hiện được một cách đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm bắt buộc cho xã viên như theo quy định của pháp luật.

Mặc dù không được quy định về nghĩa vụ trong Luật HTX nhưng vì là tổ chức có tính cộng đồng nên HTX đã thực hiên một phần chính sách ưu đãi xã hội dưới các hình thức phong phú có tính cộng đồng cao.

Ngoài việc thực hiện trợ giúp xã hội dưới hình thức trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất, HTX còn có khả năng thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội mang tính cộng đồng mà các tổ chức khác không thực hiện được như hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất.

Theo ý kiến của xã viên, trong tương lai HTX cần lập quỹ để giúp xã viên tiếp cận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thực hiện ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội.

93

Về xu hướng phát triển của HTX

Các số liệu điều tra phản ánh rằng phát triển HTX theo hướng gắn liền với kinh tế hộ đang là xu hướng phát triển quan trọng ở các HTX ở nước ta hiện nay. Xu hướng gắn kết kinh tế gia đình và kinh tế HTX được thể hiện thông qua ba cơ chế cơ bản. Thứ nhất, HTX góp phần nâng cao năng lực sinh kế cho xã viên. Thứ hai, HTX giúp xã viên cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Thứ ba, HTX giúp xã viên mở rộng phát triển kinh tế hộ.

Xu hướng phát triển HTX gắn liền với phát triển cộng đồng đang được hình thành khá rõ nét ở nước ta. HTX góp phần phát triển cộng đồng thông qua việc liên kết các cá nhân trong cộng đồng xung quanh HTX, phát triển cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa và giữ gìn các giá trị văn hóa cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và lúc khó khăn.

Doanh nghiệp hóa HTX đang trở nên ngày càng phổ biến ở nước ta. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, một số cá nhân góp vốn nhiều cho HTX và dần dần định hướng phát triển theo mục đích lợi nhuận. Thứ hai, các xã viên HTX giảm dần việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX hoặc giảm dần việc góp sức vào HTX.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Khái niệm và bản chất hợp tác xã

Để phản ánh được nhu cầu của xã viên và yêu cầu phát triển, hợp tác xã (liên minh hợp tác xã) cần được hiểu là một tổ chức kinh tế - xã hội (thay vì tổ chức kinh tế tập thể) được thành lập nhằm đáp ứng các nhu cầu cầu chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên. Cách tiếp cận này sẽ góp phần làm rõ sự khác biệt về mặt bản chất của hợp tác xã so với doanh nghiệp. Ngoài ra, là một tổ chức kinh tế - xã hội, hợp tác xã cần có địa vị kinh tế - xã hội khác với doanh nghiệp (tổ chức kinh tế thuần túy).

94

Phát triển HTX là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển

Phát triển kinh tế hợp tác và HTX là một yêu cầu khách quan của sự phát triển. Trên thực tế HTX không có nhiều đóng góp cho tăng trưởng hay GDP, tuy nhiên HTX cần được coi là nhân tố tạo ra sự ổn định cho sự phát triển bền vững (đáp ứng nhu cầu kinh tế, văn hóa và xã hội của xã viên, nhiều người có hoàn cảnh bất lợi).

Phát triển HTX đòi hỏi sự trợ giúp đặc biệt từ Nhà nước

Thực trạng HTX cho thấy, HTX là một khu vực yếu kém và đang gặp rất nhiều khó khăn về nội lực như vốn, cơ sở vật chất và hiệu quả kinh doanh. Những người tham gia HTX đa phần là có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Ngoài ra, với tính chất là một tổ chức kinh tế - xã hội (khác với doanh nghiệp), HTX cần được hưởng các ưu đãi của Nhà nước thông qua các chính sách riêng đối với HTX về thuế thu nhập, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vốn, đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng. Ở mức độ thấp nhất, HTX cần được hỗ trợ đất đai (văn phòng) để xây dựng (hoặc thiết lập) trụ sở hợp tác xã và được miễn thuế thu nhập. Do được hưởng các trợ giúp từ Nhà nước, các tài sản chung của HTX sau giải thể cần được chuyển giao cho chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) quản lý.

Phát triển HTX cần gắn với việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa/dịch vụ của xã viên và tạo công ăn việc làm cho người lao động

HTX cần được phát triển theo hướng tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã viên. Về cơ bản, khu vực kinh tế hợp tác có hiệu quả kinh doanh thấp, vì vậy không nên coi HTX là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và cũng không nên coi HTX là khu vực đóng góp quan trọng vào GDP hay tăng trưởng kinh tế, mà cần coi HTX là khu vực quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu hàng hóa/dịch vụ thiết yếu và tạo công ăn việc làm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

95

HTX cần được coi là công cụ quan trọng đảm bảo ASXH và phát triển cộng đồng hơn là một khu vực quan trọng của nền kinh tế

HTX không phải là hình thức tổ chức kinh tế phù hợp với mọi hoàn cảnh, hình thức tổ chức kinh tế này chỉ phù hợp với những khu vực hay nhóm dân cư có những nhu cầu chung và khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu này một cách riêng lẻ. HTX là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội cần được ưu tiên phát triển đặc biệt là ở khu vực nông thôn và khu vực mà người dân gặp nhiều khó khăn hay bất lợi. Chính vì vậy, HTX cần được coi là tổ chức đảm bảo ASXH cho người nghèo. HTX có thể thực hiện rất tốt vai trò bảo đảm mức sống tối thiểu, tạo công ăn việc làm, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Ngoài ra trong tương lai HTX có thể là tổ chức giúp xã viên tiếp cận bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Thực tế cũng chỉ ra rằng HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và đáp ứng ứng nhu cầu văn hóa - xã hội của xã viên. Với những lý do trên, thay vì thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước, khoản thuế thu nhập (đáng lẽ phải đóng cho Nhà nước) nên được trích lại cho HTX để lập quỹ phát triển cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội.

HTX cần được phát triển theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các lợi ích do HTX đem lại

HTX cần được phát triển theo mô hình HTX phục vụ xã viên và mô hình HTX lao động, thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội và cộng đồng hơn là mô hình HTX hoạt động vì lợi nhuận. Các HTX hoạt động ngược với hai mô hình trên (phục vụ xã viên và lao động) cần được chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp (công ty cổ phần). Luật HTX cần quy định yêu cầu chuyền đổi hình thức tổ chức của HTX xã sang loại hình doanh nghiệp phù hợp khi xã viên không còn sử dụng hoặc sử dụng một phần rất nhỏ sản phẩm/dịch vụ của HTX và xã viên không góp sức hoặc mức đóng góp về sức rất ít so với yêu cầu về lao động của của HTX. Luật Hợp tác xã cũng nên hướng dẫn

96

quá trình chuyển đổi HTX thành doanh nghiệp khi các điều kiện ở trên không được đáp ứng. Cũng vì những lý do trên, pháp luật không nên khuyến khích HTX góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty.

Pháp luật và các chính sách phát triển HTX cần hướng tới việc bảo đảm cho các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của HTX

Pháp luật và chính sách phát triển HTX cần tôn trọng các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dân chủ, công bằng, minh bạch. Nếu pháp luật và chính sách không đảm bảo các nguyên tắc này sẽ làm thay đổi bản chất của HTX và sự tồn tại về mặt hình thức của HTX. Nếu HTX không được thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản của nó nhất định sẽ gặp phải những khó khăn và suy thoái.

Để bảo đảm bản chất HTX không bị đảo lộn, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động được bảo đảm, phát huy vai trò của HTX đối với ASXH, các pháp nhân chỉ được tham gia một cách hạn chế vào HTX. Luật Hợp tác xã nên có những quy định cụ thể hơn về vai trò của pháp nhân, mức đóng góp vốn tối đa của pháp nhân. Phần đóng góp vốn của pháp nhân vượt mức vốn tối đa cần được coi là khoản cho vay hơn là vốn chủ sở hữu.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Hợp tác xã (2/2007). Bản chất hợp tác xã, kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam; Hà Nội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (12/2008). Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh tế tập thể ở nước ta; Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005). Báo cáo sơ kết ba nămthực hiện Nghị quyết số 13/NQQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội.

Lương Xuân Quỳ - PGS.TS. Nguyễn Thế Nhã (1999). Đổi mới tổ chứcquản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (8/2010). Báo cáo tổng kết tình hình khu vực hợp tác xã và kết quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong nhiệm kỳ III; Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ IV (2010-2015); Hà Nội.

Naoto Imagawa, (2002). Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Quốc hội (1996). Luật Hợp tác xã năm 1996, 2003.

Thủ tướng Chính phủ (2002). Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002.

Thủ tướng Chính phủ (2003). Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.

Thủ tướng Chính phủ (2005). Quyết định 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm (giai đoạn 2006-2010).

98

Thủ tướng Chính phủ (2003). Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 3/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể.

Thủ tướng Chính phủ (2005). Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

Nguyễn Ty (2002). Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Minh Tú (2001). Một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Minh Tú (2010). Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới - Góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; Hà Nội.

Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005). Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc chuyển đổi và đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; Đề tài khoa học cấp Bộ; Hà Nội.

Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (10/2005). Dự thảo Kế hoạch năm năm phát triển hợp tác xã giai đoạn 2006-2010.

Tiếng Anh

Abigail M. Hind (1997). The Changing Value of Cooperative and Its Business Focus, Amer. J.Agr. Econ. Vol. 79, pp.1077-1082.

Bengt R. Holmstrom and Paul A. Samuelsson (1999). Future of Cooperatives: A corporate Perspective, Massachusetts Institute of Technology.

Brian M Henehan and Bruce L Anderson (2/2011). Considering Cooperation: A Guide for New Cooperative Development, Department of Applied Economics and Management, College of Agriculture and Life Science, Cornell University, Ilthaca, NewYork.

Greg Lawless (September 2003). Historics Foundation of Cooperative Philosophy; University of Wisconsin - Center for Cooperatives.

99

Hans Muenkner (1995). Chances of Co-operative in the future - Contribution to the International Co-operative Alliance Centennial 1895-1995: Marburg/Lahn 1995.

Industrial and Provident Societies Act 2002 - UK Cooperative Law.

John O`Connor and Glen Thompson (2001). International trend in the structure of Agricultural Cooperatives; Rural Industries Research and Development Coorporation.

Mahlon G Lang (June 2005). The Future of Agriculture Cooperatives in Canada and the United States: Discussion, Amer. J. Agr Econ vol.77 (December 1995). pp. 1162-1165.

Michael L. Cook (December 1995). The Future of US. Agricultural Cooperatives: A Neo- Institutional Approach, Amer. J. Agr. Econ vol 77: pp.1153-1159.

Murray Fulton (Decmeber 1995). The future of Canadian Agricultural Cooperatives: A Property Rights Approach, Amer. J. Agr. Econ. Vol 77: pp.1144-1152.

Peter S. Akpoghor (1993). Selected Essay on Cooperatives Theory and Practice; Marburg Consult for self-help promotion.

Ted Weihe (June 2004). Cooperatives in Conflict and Failed States, US Overseas Cooperative Development Council.

UN, Department of Economic and Social Affair, Divison for Social Policy and Development (2003): Supportive environment for Cooperatives; United Nations, New York.

100

PHỤ LỤC: ĐẶC ĐIỂM MẪU THĂM DÒ

PHÂN BỐ MẪU THĂM DÒ THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ

STT Tỉnh/Thành phố Tỷ lệ

1 Bạc Liêu 36,05%

2 Hà Nội 43,02%

3 Thừa Thiên Huế 20,93%

Tổng 100%

PHÂN BỐ MẪU THĂM DÒ THEO NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG

Chỉ tiêu Tỷ lệ

Nông nghiệp 40,23%

Thủy sản 12,64%

Công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp 11,49%

Xây dựng 2,30%

Vận tải 17,24%

Thương mại/dịch vụ 11,49%

Tín dụng 4,60%

Tổng 100%

ĐẶC ĐIỂM MẪU THEO GIỚI TÍNH

Chỉ tiêu Tỷ lệ trả lời

Nam 60%

Nữ 40%

Tổng 100%

101

ĐẶC ĐIỂM MẪU THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Chỉ tiêu Tỷ lệ trả lời

Tiểu học 17,86%

Trung học cơ sở 34,52%

Trung học phổ thông 13,10%

Trung cấp 17,86%

Đại học/cao đẳng 16,67%

Trên đại học 0,00%

Tổng 100%

SỐ NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN / GIA ĐÌNH XÃ VIÊN

4.92

3.10

1.39 1.28

0

1

2

3

4

5

6

Số nhân khẩu tronggia đình

Số lao động trong giađình

Số lượng lao độngtrong gia đình làm việc

cho HTX

Số lượng lao độngtrong gia đình là xã

viên HTX

TỶ LỆ XÃ VIÊN CÓ GIA ĐÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HỘ

Chỉ tiêu Tỷ lệ trả lời

Có 59,26%

Không 40,74%

Tổng 100%

102

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI

Chịu trách nhiệm xuất bản:

CHU HẢO

Biên tập:

NGUYễN BÍCH THỦY

Sửa bản in:

HOÀNG NAM

Vẽ bìa:

THÁI DũNG

ISBN: 978-604-908-626-7In 1000 cuốn, khổ 16x24 cm tại Doanh nghiệp tư nhân In Hà Phát. Giấy đăng ký KHXB số: 1274-2012/CXB/1-29/TrT. Quyết định xuất bản số: 53/QĐLK - NXB TrT của Giám đốc NXB Tri thức ngày 24/10/2012. In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2012.